Biển Minh Châu Quan Lạn

Biển Minh Châu Quan Lạn

Chương trình: Quan LạnThời gian: 3 ngày 2 đêmSố lượng: Tập thểNgày đi: 7 – 9/6Khởi hành: Hà Nội

Chương trình: Quan LạnThời gian: 3 ngày 2 đêmSố lượng: Tập thểNgày đi: 7 – 9/6Khởi hành: Hà Nội

Sản phẩm gỗ nào thuộc quy định EUTR?

Tiêu chuẩn EUTR áp dụng cho gỗ được khai thác ở cả khối liên minh EU và quốc tế, buộc các doanh nghiệp phải đánh giá và đưa ra phương pháp giảm thiểu rủi ro nào có thế tồn tại trong các sản phẩm gỗ của họ xuất phát từ một nguồn bất hợp pháp. Các sản phẩm bao gồm:

Một số sản phẩm bằng gỗ được EUTR loại trừ, chẳng hạn như:

Chắc hẳn đọc đến đây, bạn cũng đã hiểu “EUTR là gì”. Nếu có bất kì thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn vè EUTR, xin vui lòng liên hệ:

Thông tin liên hệ tư vấn NatureCert

NatureCert là đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn về chứng nhận nhận EUTR. Để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết về các dịch vụ này, quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông qua các thông tin sau:

Address: 3B49 Sky 9, 61-63 đường số 1, phường Phú Hữu, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

Website: www.naturecert.com Fanpage chính: Trung tâm NatureCert

Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và kinh nghiệm, NatureCert cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ.

Đối tượng cần áp dụng tiêu chuẩn EUTR

Quy định về gỗ của liên minh Châu Âu EUTR áp dụng cho hai nhóm đối tượng chính:

Là những người đầu tiên đưa gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU. Bao gồm cả những người khai thác gỗ trong rừng, chủ sở hữu đồn điền trồng cây, và nhà sản xuất ván gỗ. Nhà khai thác có trách nhiệm thực hiện thẩm định để đảm bảo nguồn gốc gỗ hợp pháp và tuân thủ các yêu cầu của EUTR.

Những đối tượng mua và bán gỗ hoặc sản phẩm gỗ đã được đưa vào thị trường EU.Bao gồm nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, nhà sản xuất đồ nội thất,… Thương nhân có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ chứng minh nguồn gốc gỗ hợp pháp và thực hiện thẩm định đối với nhà cung cấp của họ.

Xem thêm: FSC COC là gì? Tiêu chuẩn FSC COC về chuỗi hành trình sản phẩm rừng

Liên minh châu Âu khảo sát thực địa đê biển Tây Cà Mau

(PLVN) - Ngày 7/12, Đoàn công tác của Đại sứ Pháp và Đại sứ Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam tiến hành khảo sát thực địa vị trí đầu tư Dự án “Xây dựng đê biển Tây từ Cái Đôi Vàm đến Kênh Năm và kè phòng, chống sạt lở bờ biển các đoạn xung yếu từ cửa biển Sông Đốc đến cửa biển Bảy Háp, tỉnh Cà Mau”.

Tham gia cùng đoàn công tác, có ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau; Ngài Julien Guerrier - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam; Ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam; Ngài Hervé CONAN - Giám đốc Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam.

Đoàn công tác đã khảo sát thực tế tại vị trí dự kiến đầu tư kè biển thuộc dự án tại cửa biển Sào Lưới thuộc xã Nguyễn Việt Khái (huyện Phú Tân). Đồng thời, gặp gỡ, trao đổi với người dân tại khu vực kè, những người chứng kiến nguy cơ xói lở mất đất bờ biển và sự biến mất rừng ngập mặn.

Đoàn còn đến khảo sát mô hình nuôi trồng thủy sản do CIRAD điều phối tại hộ ông Mai Hữu Chinh (ngụ ở Xã Quách Phẩm Bắc, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau).

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (bìa trái) cùng đoàn khảo sát, trao đổi, tìm hiểu thực tế tình hình đời sống, sản xuất của người dân tại vị trí dự kiến đầu tư kè biển thuộc dự án tại cửa biển Sào Lưới, thuộc xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau).

Dự án này được thực hiện từ nguồn vốn vay của AFD trị giá 19,17 triệu Euro cho hợp phần đầu tư xây dựng hạ tầng và 3,76 triệu Euro khoản viện trợ không hoàn lại của Liên Minh Châu Âu cho hợp phần hỗ trợ kỹ thuật thông qua Quỹ Quản lý Nước và Tài nguyên thiên nhiên (Quỹ WARM); Tăng cường năng lực của chính quyền địa phương trong quản lý vùng bờ biển, thực hiện các biện pháp thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân địa phương với 8,99 triệu Euro từ nguồn vốn đối ứng của tỉnh.

Dự án dự kiến thực hiện triển khai trong giai đoạn 2024 - 2028, nhằm góp phần vào việc giảm thiểu tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu tới tình trạng xói lở bờ biển, nước biển dâng và thu hẹp rừng ngập mặn, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh kế của người dân và doanh nghiệp tỉnh Cà Mau nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung.

Bên cạnh đó, Dự án còn đưa ra các giải pháp phi công trình bao gồm tư vấn Quốc tế hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao năng lực ứng phó thiên tai và thúc đẩy cách tiếp cận quản lý tổng hợp vùng bờ biển.

Đồng hành cùng Cà Mau phòng, chống BĐKH

Trước đó, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với đoàn công tác (EU) và (AFD) tổ chức Hội nghị khởi động Dự án.

Ngài Julien GUERRIER - Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, chia sẻ tại Hội nghị.

Phát biểu tại Hội nghị, Ngài Julien GUERRIER - Đại sứ Liên minh Châu Âu tại Việt Nam, chia sẻ: “Liên minh Châu Âu đã đồng hành và hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lĩnh vực như quản lý tài nguyên nước, tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng, xây dựng năng lực và phát triển các-bon thấp. Trong đó, Dự án tại Cà Mau là một thí điểm quan trọng trong việc triển khai tín chỉ các bon tại Việt Nam, góp phần đẩy nhanh việc áp dụng công cụ hữu ích này vào thực tế, góp phần vào các nỗ lực nhằm bảo vệ tài nguyên, đảm bảo lợi ích của cộng đồng và thích ứng biến đổi khí hậu”.

“Cam kết mạnh mẽ của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế nỗ lực ứng phó và giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, và khẳng định AFD sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực này thông qua triển khai chương trình, dự án tại các tỉnh, thành phố”, Ngài Hervé CONAN - Giám đốc AFD Việt Nam đánh giá cao.

Lãnh đạo tỉnh Cà Mau cùng EU và AFD chụp ảnh lưu niệm đánh dấu bước khởi động dự án xây dựng đê biển Tây tại Cà Mau.

Ông Nguyễn Đức Hiển - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ (bên phải; ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, tặng quà lưu niệm cho Ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng Hòa Pháp tại Việt Nam và Ngài Julien Guerrier - Đại sứ, Trưởng Phái đoàn EU tại Việt Nam (thứ 2, từ phải sang).

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu của EU và Chính phủ Pháp thông qua AFD trong việc triển khai các dự án quan trọng tại khu vực ĐBSCL nói chung, tỉnh Cà Mau nói riêng. Đặc biệt, việc triển khai dự án AFD sẽ giúp tỉnh xây dựng chương trình quản lý tổng hợp vùng bờ biển Cà Mau góp phần hoàn thiện chương trình quản lý tổng hợp ĐBSCL do Chính phủ triển khai, thúc đẩy phát triển bền vững cho toàn khu vực.

Theo thống kê của tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2011 - 2023, sạt lở bờ biển đã làm mất khoảng 6.200ha đất và rừng phòng hộ. Thiệt hại do sạt lở gây ra là rất lớn, nhiều công trình như: cống, đê biển, đường giao thông,... bị hư hỏng. Nhiều nhà dân đã bị sập, hàng nghìn hộ dân phải di dời đi nơi khác…

Những năm qua, đặc biệt được sự quan tâm của các Bộ, Ngành Trung ương, các tổ chức hợp tác quốc tế… đến nay Cà Mau đã đầu tư xây dựng hoàn thành được khoảng 78 km kè bảo vệ bờ biển, với tổng kinh phí 2.779 tỉ đồng.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau đang phối hợp với các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện 25,6 km, với kinh phí 1.041 tỉ đồng (bờ biển Tây 18 km, kinh phí thực hiện 501 tỉ đồng; bờ biển Đông 7,6 km, kinh phí thực hiện 540 tỉ đồng).

Qua đó, các công trình kè chống sạt lở bờ biển được bố trí đủ vốn và đầu tư hoàn thiện đã phát huy hiệu quả rõ rệt, làm giảm sóng, chống sạt lở và bước đầu đã gây bồi, tạo bãi, khôi phục gần 1.000 ha rừng phòng hộ. Bên cạnh đó, công trình kè các đoạn bờ sông, cửa biển đã khắc phục được tình trạng sạt lở.

Công viên biển Tuần Châu là bãi biển nhân tạo với bãi cát thật và nước mặn được xây dựng trên diện tích gần 200 ha nằm tại địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội 10km, cách trung tâm hội nghị quốc gia 15 phút. Được xếp vào khu vui chơi nghỉ dưỡng hiện đại nhất miền bắc.

Với tổng diện tích lên tới 5.000m², chiều cao cột sóng 1,5m, với bãi cát dài hơn 200m… sẽ cho du khách ấn tượng khó phai khi trải nghiệm tắm biển ngay giữa lòng Thủ đô. Bên cạnh đó, du khách sẽ vô cùng thích thú với các trải nghiệm tại trung tâm vui chơi giải trí; khám phá giới hạn của bản thân tại khu trò chơi cảm giác mạnh; hệ thống máng trượt cao cấp, hệ thống phễu, bể vầy trẻ em và nhiều mô hình trải nghiệm đa dạng sẽ mang lại cảm giác thú vị và mới lạ.

Ngoài ra, công viên biển Tuần Châu là nơi hội tụ của các hoạt động giải trí bao gồm các chương trình múa lân, biểu diễn hát chèo, hát quan họ, múa rối tại khu sân khấu thực cảnh, biểu diễn hải cẩu. Sự xuất hiện của các ca sĩ trẻ nổi tiếng, người mẫu, hoa hậu và các DJ sôi động đã khiến cho nơi đây trở thành một nơi lý tưởng cho các hoạt động giải trí và nghỉ dưỡng.

QUAN HỆ VIỆT NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU 30 NĂM: THỰC TRẠNG, CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG

Tháng 11 năm nay, Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990 - 28/11/2020), trong bối cảnh quan hệ giữa hai bên vừa có bước đột phá quan trọng, với việc Hiệp định Thương mại tự do EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Mặc dù đại dịch Covid-19 tiếp tục lây lan mạnh, nhất là tại châu Âu, cả hai bên vẫn có các hoạt động thiết thực để kỷ niệm dấu mốc quan trọng này.

I. Nhìn lại chặng đường phát triển quan hệ Việt Nam - EU 30 năm qua, có thể nhận thấy EU, với 27 quốc gia thành viên hiện nay, luôn là một trong những đối tác quan trọng trong sự nghiệp Đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

1- Việc thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1990 giữa Việt Nam và EU (khi đó là Cộng đồng Châu Âu, với 12 quốc gia thành viên ở Tây Âu) là sự kiện quan trọng, đánh dấu việc nước ta bắt đầu thoát khỏi sự bao vây cấm vận của các nước phương Tây[1] và tác động tích cực đến quan hệ đối ngoại và tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam được triển khai theo tinh thần Nghị quyết Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986.

2- Quan hệ hợp tác Việt Nam - EU được khởi đầu trên các vấn đề nhân đạo[2], khắc phục hậu quả chiến tranh, tiếp đó dẫn đến việc ký Hiệp định khung về Hợp tác giữa hai bên (FCA) tháng 7/1995. Từ đó, EU đã đồng hành cùng Việt Nam trong suốt thời kỳ bắt đầu công cuộc hội nhập đầy thử thách với nhiều hoạt động hỗ trợ quan trọng. Đặc biệt là:

- EU đã tích cực hỗ trợ Việt Nam trong hoạch định chính sách và nâng cao năng lực thể chế, từ đó góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Sự hỗ trợ này được thực hiện trong nhiều chương trình, dự án khác nhau, tiêu biểu là Chương trình hỗ trợ quá trình chuyển tiếp sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (EuroTAPViet) từ 1994 đến 1999 (là chương trình hỗ trợ kỹ thuật lớn nhất của EU ở châu Á), Chương trình hỗ trợ chính sách Thương mại đa phương (MUTRAP) từ 1998 đến 2017.

- EU là nhà cung cấp viện trợ phát triển ODA không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam. Giai đoạn 1993-2013, ODA của EU chiếm 20% tổng cam kết của các nhà tài trợ quốc tế đối với Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại là 1,5 tỉ USD. Giai đoạn 2014 - 2020, EU đã viện trợ 400 triệu EUR cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực năng lượng bền vững và tăng cường năng lực thể chế. Các dự án ODA của EU đã hỗ trợ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam. Hai bên còn đẩy mạnh hợp tác về văn hóa nghệ thuật, bảo tồn di sản, giáo dục, giao lưu nhân dân…

3- Việt Nam và EU cùng có chung quan điểm về cách tiếp cận đa phương, về vai trò của luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương trong quan hệ quốc tế. Hai bên thường xuyên trao đổi, tham vấn và phối hợp lập trường trên nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực cùng quan tâm, đặc biệt về hòa bình an ninh, ứng phó biến đổi khí hậu, tự do hóa thương mại dựa trên luật lệ, phát triển bền vững, các thách thức về an ninh phi truyền thống...

II. Các thành tựu nổi bật trong quan hệ Việt Nam - EU:

1- Về các khuôn khổ hợp tác-đối tác giữa hai bên:

Việt Nam và EU hiện có mối quan hệ rất sâu rộng, tiêu biểu là: Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU (PCA), có hiệu lực từ năm 2016, với các cơ chế hợp tác thực chất trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, phát triển bền vững, an ninh-quốc phòng, pháp quyền-quản trị; Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 và sắp tới là Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA). Giữa hai bên còn có Hiệp định Đối tác tự nguyện về Lâm luật, Quản trị rừng và Thương mại lâm sản (VPA-FLEGT) có hiệu lực tháng 6/2019; Hiệp định khung về hợp tác Quốc phòng-An ninh (FPA) tháng 10/2019; cơ chế Đối thoại nhân quyền hàng năm... Các khuôn khổ hợp tác này đã đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia châu Á có quan hệ toàn diện, sâu rộng nhất với EU, nước ASEAN duy nhất có tất cả các trụ cột hợp tác với EU.

2- Về kinh tế, thương mại và đầu tư:

- Với một thị trường 512 triệu dân, chiếm 22% GDP thế giới, thu nhập bình quân đầu người 36.580 USD/năm, EU là một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, một trong ba đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam (sau Trung Quốc, Hoa Kỳ). Kim ngạch thương mại Việt Nam-EU đã tăng 17 lần trong 20 năm qua, đạt 56,45 tỉ USD năm 2019 và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN (sau Singapore), trong đó Việt Nam xuất khẩu vào EU 41,54 tỉ USD hàng hóa và nhập khẩu từ EU 14,9 tỉ USD. EU luôn là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn thứ hai (sau Hoa Kỳ), khối lượng ngày càng tăng, giúp Việt Nam bù đắp được thâm hụt thương mại lớn với Trung Quốc, Hàn Quốc... Ngay khi EVFTA có hiệu lực, tháng 8/2020, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7 và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019. Nhờ EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt Nam tuy bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 vẫn tăng xuất khẩu sang EU.

- EU nằm trong nhóm năm nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam (cùng với Hàn Quốc, Nhật, Singapore và Đài Loan - Trung Quốc)[3]. Xu thế đầu tư của EU chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, gần đây có xu hướng phát triển sang các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, văn phòng cho thuê, bán lẻ...). Các nhà đầu tư EU có ưu thế về công nghệ, đóng góp tích cực vào việc chuyển giao công nghệ, tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao, tạo thêm nhiều việc làm mới. Đầu tư của Việt Nam sang EU không nhiều, nhưng các dự án đầu tư này đã góp phần giúp doanh nghiệp Việt Nam khai thác được lợi thế kinh doanh, tiếp cận và mở rộng thị trường EU có sức mua lớn.

III. Cơ hội, thách thức và triển vọng quan hệ Việt Nam - EU:

1- Hiện có rất nhiều cơ hội và thuận lợi để tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - EU trong thời gian tới. Cả hai bên đều có lợi ích và đã cùng nhau tạo dựng đầy đủ các khuôn khổ, cơ chế để đẩy mạnh mối quan hệ này.

- Quan hệ hợp tác toàn diện với EU, một trung tâm kinh tế-chính trị quan trọng hàng đầu thế giới, luôn là một trong những định hướng ưu tiên trong chính sách đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Quan hệ Việt Nam - EU còn được củng cố bằng các mối quan hệ song phương giữa Việt Nam với 27 nước thành viên EU, đặc biệt là quan hệ "đối tác chiến lược" với Đức, Anh[4], Pháp, Italia, Tây Ban Nha; quan hệ "đối tác toàn diện" với Hà Lan, Đan Mạch, Hunggary; quan hệ bạn bè truyền thống với tất cả các nước thành viên Đông Âu của EU…

- Phía EU cũng có lợi ích thúc đẩy quan hệ với Việt Nam. Như phát biểu ngày 05/11/2020 của Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu kiêm Đại diện cấp cao EU về An ninh và Đối ngoại Josep Borrell: "Việt Nam giờ đây trở thành một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực…, một trong những nước năng động nhất ở châu Á - Thái Bình Dương" và "Việt Nam là một đối tác song phương hấp dẫn của Liên minh Châu Âu cũng như thông qua tư cách thành viên ASEAN và LHQ, nơi Việt Nam đã thể hiện cam kết rõ ràng của mình đối với chủ nghĩa đa phương và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ…". Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, tốc độ phát triển nhanh và ổn định, đã tham gia 11 FTAs, đặc biệt là thành viên của Hiệp định CPTPP và sắp tới là RCEP, sẽ là điểm đến đầy hứa hẹn của các doanh nghiệp EU kể từ khi EVFTA có hiệu lực.

2- Trong khi những cơ hội và thuận lợi là cơ bản, quan hệ Việt Nam - EU cũng tồn tại những thách thức không nhỏ từ cả hai phía.

- Là một trung tâm kinh tế toàn cầu, lợi ích và quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư của EU tại Đông Á - Thái Bình Dương rất lớn (ví dụ mỗi năm có nhiều trăm tỉ đô la hàng hóa đến và từ EU đi qua Biển Đông), nhưng vai trò chính trị của EU đối với hòa bình, ổn định trong khu vực còn khiêm tốn so với nhiều đối tác quan trọng khác. Điều này một phần do khoảng cách địa lý và EU còn có nhiều quan tâm lớn ở khu vực cận biên. Quan hệ EU - Việt Nam cũng phụ thuộc vào nhiều vấn đề nội tại của EU, trong đó có xu thế dân túy, chủ nghĩa bảo hộ, dân tộc cực đoan,  hậu quả nặng nề  do đại dịch Covid... đang tác động nhất định đến việc thúc đẩy quan hệ. Mặt khác, giữa Việt Nam và EU vẫn tồn tại một số khác biệt, đặc biệt về quan điểm và cách tiếp cận trên các vấn đề dân chủ nhân quyền, mặc dù trong 30 năm qua, cả hai bên đều hiểu và nhìn nhận rõ các khác biệt này.

- Thách thức lớn nhất của Việt Nam là cần tận dụng tối đa cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại. Số liệu thống kê đến tháng 10/2020 cho thấy thương mại hai chiều Việt Nam-EU chưa có dấu hiệu bứt phá, trong bối cảnh đại dịch Covid vẫn đang tác động nặng nề đến nền kinh tế của mỗi bên, đặc biệt là EU. Để  tăng tốc về xuất khẩu vào một thị trường khó tính như EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải có nhiều đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, thương hiệu, đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm… Mặt khác, để tận dụng cơ hội từ EVFTA và tiếp cận được các dòng đầu tư với công nghệ cao từ EU, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật theo hướng minh bạch, phù hợp với thông lệ quốc tế, qua đó góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng bền vững, bao trùm hơn.

3- Từ các phân tích trên và với quyết tâm từ cả hai phía, có thể tin tưởng rằng quan hệ Việt Nam - EU sẽ ngày càng phát triển thực chất, toàn diện và sâu rộng, nhất là về kinh tế, chính trị, thương mại và đầu tư. Cả hai bên đã thiết lập các khuôn khổ chung để thúc đẩy quan hệ, nhất là Hiệp định Đối tác-Hợp tác toàn diện Việt Nam - EU, đã tạo ra bước đi đột phá là Hiệp định EVFTA thế hệ mới đầy tham vọng và sắp tới là Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA), ký tháng 6/2019, đã được Quốc hội hai bên thông qua và đang chờ  27 nước thành viên EU phê chuẩn, sau khi có hiệu lực sẽ tạo ra đột phá về đầu tư giữa Việt Nam và EU. Tuy hai bên vẫn tồn tại một số khác biệt, như vấn đề dân chủ nhân quyền, nhưng cũng như trong suốt 30 năm qua, những khác biệt này không lớn so với lợi ích tổng thể và không thể cản trở đà phát triển của quan hệ Việt Nam - EU;  hai bên cũng đã thiết lập cơ chế đối thoại-hợp tác để xử lý các khác biệt trong quan hệ.

Tóm lại, trong 30 năm qua, quan hệ Việt Nam - EU đã phát triển từ quan hệ một chiều giữa "nước nhận viện trợ và nhà tài trợ" trở thành quan hệ đối tác bình đẳng và cùng có lợi, hợp tác toàn diện và bền vững, ngày càng đi vào chiều sâu, trên cơ sở lợi ích chung, với các cơ chế toàn diện, đáp ứng hiệu quả, thiết thực nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược của cả hai bên, góp phần thúc đẩy xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững trên thế giới./

[1] Việc thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng đồng Châu Âu, bình thường hóa quan hệ với các nước Tây Âu là bước đi đột phá của Việt Nam, phá thế bao vây cấm vận của phương Tây trong những năm 1980: Hoa Kỳ dỡ bỏ cấm vận chống Việt Nam tháng 2/1994, bình thường hóa quan hệ tháng 7/1995; Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7/1995…

[2] Điển hình là "Chương trình hỗ trợ quốc tế (ECIP) do EU phối hợp với Cao ủy LHQ về người Tị nạn hỗ trợ người Việt Nam hồi hương và tái hòa nhập cộng đồng; việc EC tài trợ qua Tổ chức Di chú quốc tế để hỗ trợ hồi hương 16.000 lao động Việt Nam tại I-rắc năm 1991.

[3] Năm 2019, EU có 2.375 dự án từ 27/28 quốc gia thành viên EU, với tổng số vốn đầu tư đạt 25,49 tỷ USD.

[4] Vương quốc Anh vẫn còn là thành viên EU đến 31/12/2020.​

Gỗ và các sản phẩm từ gỗ khi xuất khẩu sang Châu Âu cần phải tuân thủ theo yêu cầu của quy định EUTR về gỗ. Vậy tiêu chuẩn EUTR là gì? EUTR mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp gì cho doanh nghiệp? Bài viết dưới đây, Antamtour sẽ giải đáp thắc mắc đó cho các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực lâm sản.

EUTR viết tắt từ cụm từ “European Union Timber Regulation” dịch sang tiếng Việt là “Quy định về gỗ của Liên minh Châu Âu”. Tiêu chuẩn EUTR được ban hành bởi Nghị viện và Hội đồng Châu Âu dưới dạng Quy định EUTR 995/2010 và được áp dụng chính thức kể từ ngày 3/3/2013.

Tiêu chuẩn EUTR nhằm ngăn không cho các dòng gỗ và sản phẩm gỗ không được kiểm soát hoặc bất hợp pháp tiến vào thị trường Châu Âu. Sự ra đời của tiêu chuẩn EUTR đảm bảo rằng EU chỉ nhập khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ được khai thác tuân thủ luật pháp của nước xuất xứ. Quy định này áp dụng cho cả sản phẩm gỗ nhập khẩu và gỗ do EU sản xuất.

Xem thêm: Chứng nhận PEFC là gì? 7 nguyên tắc PEFC nhất định phải biết