Nguồn của pháp luật là cơ sở hình thành nên nội dung pháp luật. Ngoài pháp luật tập quán, pháp luật án lệ, văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật còn bao gồm: Các học thuyết chính trị - pháp luật, học thuyết về pháp luật, đường lối chính trị của đảng cầm quyền, …
Nguồn của pháp luật là cơ sở hình thành nên nội dung pháp luật. Ngoài pháp luật tập quán, pháp luật án lệ, văn bản quy phạm pháp luật, nguồn của pháp luật còn bao gồm: Các học thuyết chính trị - pháp luật, học thuyết về pháp luật, đường lối chính trị của đảng cầm quyền, …
Trong lịch sử phát triển của loài người đã có thời kỳ không có pháp luật đó là thời kỳ xã hội cộng sản nguyên thủy. Trong xã hội này, để điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự, ổn định cho xã hội, người nguyên thủy sử dụng các quy phạm xã hội, đó là các tập quán và tín điều tôn giáo. Các quy phạm xã hội trong chế độ cộng sản nguyên thủy có những đặc điểm: Thể hiện ý chí chung của các thành viên trong xã hội, bảo vệ lợi ích cho tất cả thành viên trong xã hội; Là quy tắc xử sự chung của cả cộng đồng, là khuôn mẫu của hành vi; Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, dựa trên tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, mặc dù trong xã hội cộng sản nguyên thủy cũng đã tồn tại sự cưỡng chế nhưng không phải do một bộ máy quyền lực đặc biệt tổ chức mà do cả cộng đồng tổ chức tạo nên.
Những tập quán và tín điều tôn giáo lúc bấy giờ là những quy tắc xử sự rất phù hợp để điều chỉnh các quan hệ xã hội, bởi vì nó phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế – xã hội của chế độ cộng sản nguyên thủy, phù hợp với tính chất khép kín của tổ chức thị tộc, bào tộc, bộ lạc. Khi chế độ tư hữu xuất hiện và xã hội phân chia thành giai cấp những quy phạm xã hội đó trở nên không còn phù hợp. Trong điều kiện xã hội mới xuất hiện chế độ tư hữu, xã hội phân chia thành các giai cấp đối kháng, tính chất khép kín trong xã hội bị phá vỡ, các quy phạm phản ánh ý chí và bảo vệ lợi ích chung không còn phù hợp. Trong điều kiện lịch sử mới xã hội đòi hỏi phải có những quy tắc xã hội mới để thiết lập cho xã hội một “trật tự”, loại quy phạm mới này phải thể hiện được ý chí của giai cấp thống trị và đáp ứng nhu cầu đó pháp luật đã ra đời.
Giai đoạn đầu giai cấp thống trị tìm cách vận dụng những tập quán có nội dung phù hợp với lợi ích của giai cấp mình, biến đổi chúng và bằng con đường nhà nước nâng chúng lên thành các quy phạm pháp luật. Ví dụ: Nhà nước Việt Nam suốt thời kỳ Hùng Vương – An Dương Vương chưa có pháp luật thành văn, hình thức của pháp luật lúc bấy giờ chủ yếu là tập quán pháp. Bên cạnh đó các nhà nước đã nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật. Bởi lẽ, nếu chỉ dùng các tập quán đã chuyển hóa để điều chỉnh các quan hệ xã hội thì sẽ có rất nhiều các quan hệ xã hội mới phát sinh trong xã hội không được điều chỉnh, vì vậy để đáp ứng nhu cầu này hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nước đã ra đời. Hoạt động này lúc đầu còn đơn giản, nhiều khi chỉ là các quyết định của các cơ quan tư pháp, hành chính, sau dần trở nên hòan thiện cùng với sự phát triển và hòan hiện của bộ máy nhà nước. Như vậy pháp luật được hình thành bằng hai con đường: thứ nhất, nhà nước thừa nhận các quy phạm xã hội – phong tục, tập quán chuyển chúng thành pháp luật; thứ hai, bằng hoạt động xây dựng pháp luật định ra những quy phạm mới.
Nguồn gốc của pháp luật tiếng anh là “The origin of the law”.
Có nhiều cách tiếp cận về pháp luật. Có các trường phái như pháp luật tự nhiên, pháp luật thực chứng, pháp luật lịch sử, tâm lý học pháp luật, xã hội học pháp luật, Mác-Lênin về pháp luật…Mỗi cách tiếp cận có ưu điểm và hạn chế riêng.
Theo cách tiếp cận của chủ nghĩa Mác – Lênin: Bản chất pháp luật là một thể thống nhất bao gồm hai mặt – hai phương diện cơ bản: phương diện giai cấp và phương diện xã hội hay thường được gọi là tính giai cấp và tính xã hội. Hai phương diện này có quan hệ mật thiết, phụ thuộc, tác động lẫn nhau và cả hai đều mang tính tất yếu khách quan.
Do những điều kiện khách quan và chủ quan, sự thể hiện và thực hiện tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật có khác nhau trong các kiểu nhà nước, trong các giai đoạn phát triển mỗi một nhà nước.
Trong các xã hội đương đại, tính xã hội, tính nhân loại ngày càng thể hiện rõ nét hơn. Pháp luật không chỉ là công cụ quản lý, cần thiết của nhà nước mà còn là công cụ của mỗi cá nhân và toàn xã hội.
Tính giai cấp của pháp luật được thể hiện ở sự phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị xã hội trong hệ thống các văn bản pháp luật, các hoạt động áp dụng pháp luật của nhà nước. Các Mác và Ph.Ănghen đã viết về pháp luật tư sản: “Pháp luật của các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, cái ý chí mà nội dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”. Nội dung của pháp luật tức ý chí nhà nước được quy định bởi các điều kiện sinh hoạt vật chất, các yếu tố kinh tế và phi kinh tế. Cần có quan điểm khách quan, toàn diện về pháp luật, không tuyệt đối hóa vai trò của các yếu tố kinh tế trong đời sống pháp luật và nhà nước.
Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho các quan hệ xã hội phát triển theo những mục đích, đường lối phát triển phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và những điều kiện khách quan của đất nước. Pháp luật, đương nhiên không phải là cấp số cộng giản đơn tất cả các lợi ích, nhu cầu của mọi cá nhân trong giai cấp thống trị mà là những lợi ích tiêu biểu, cơ bản và được chọn lọc, thông qua nhà nước “đề lên thành luật”.
Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng mang tính giai cấp sâu sắc, nhưng mức độ, cách thức thể hiện và thực hiện trong thực tế tính giai cấp không hòan toàn giống nhau trong các kiểu pháp luật và ngay cả trong một nhà nước, vào những thời điểm khác nhau. Pháp luật chủ công công khai xác định quyền lực tuyệt đối, vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của người nô lệ như là những “công cụ biết nói” trong xã hội đương thời. Pháp luật phong kiến vẫn được coi là pháp luật “quả đấm” với hệ thống những quy định, chế tài trừng phạt giã man, vô nhân đạo, bảo vệ công khai lợi ích của giai cấp địa chủ phong kiến. Mặc dù là một bước tiến bộ, phát triển vượt bậc so các kiểu pháp luật trước đó cả về nội dung và hình thức, song pháp luật tư sản vẫn là công cụ bảo vệ lợi ích giai cấp tư sản trước hết và chủ yếu. Trong thế giới hiện đại, nhà nước, pháp luật tư sản buộc phải có những thay đổi để thích ứng với điều kiện mới. Cần phải có sự đánh giá khách quan, toàn diện về hoạt động của nhà nước và hệ thống pháp luật tư sản. Theo đó, những yếu tố tiến bộ, tích cực cần phải được nghiên cứu, kế thừa chọn lọc.
Thuộc tính là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của sự vật, hiện tượng. Nhà nước và pháp luật tuy có mối quan hệ biện chứng, khách quan song mỗi hiện tượng xã hội này cũng có những thuộc tính đặc trưng riêng của mình bởi đây là hai hiện tượng xã hội có đời sống riêng, có tính độc lập tương đối.
Như vậy, thuộc tính của pháp luật là những dấu hiệu đặc trưng riêng có của pháp luật, là tiêu chí để phân biệt pháp luật với các hiện tượng xã hội khác, các loại quy phạm xã hội khác như đạo đức, tập quán, tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính trị – xã hội v.v… Các thuộc tính cơ bản của pháp luật là sự biểu hiện sức mạnh, ưu thế của pháp luật trong hệ thống các loại công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội.
Pháp luật có các thuộc tính cơ bản sau: tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức; tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước.