Nguyễn Văn Thắng Bộ Tài Chính

Nguyễn Văn Thắng Bộ Tài Chính

Quê quán: phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Quê quán: phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Tên tôi là Nguyễn Văn Thắng – Giám đốc kinh doanh hạ tầng khu vực Miền Bắc.

Để trở thành một nhân lực chủ chốt của tập đoàn tôi đã trải qua nhiều vị trí khác nhau sau thời gian miệt mài học tập trên giảng đường đại học.

Kinh doanh là niềm đam mê và yêu thích của tôi ngay từ thời học cấp ba. Quá trình học về chuyên ngành quản trị kinh doanh tại trường đại học giúp cho tôi hiểu hơn về kinh doanh và những yếu tố để giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Các kiến thức tại giảng đường đại học là một phần cơ bản để tôi có thể vận dụng tốt hơn vào công việc quản trị doanh nghiệp của mình.

Sau nhiều năm phấn đầu từ một nhân viên kinh doanh tôi đã trở thành giám đốc kinh doanh của một tập đoàn lớn như STP Group. Chính sự kiên định, ham học hỏi và trau dồi khả năng là những điều kiện tiên quyết để giúp tôi có ngày hôm nay.

Kiến thức là chưa bao giờ đủ, trong quá trình làm việc tại tập đoàn STP Group tôi luôn học hỏi cách nói chuyện từ các anh chị lãnh đạo cấp cao.

Học tập thêm các kiến thức sản phẩm bằng cách đến trực tiếp các nhà máy sản xuất. Xem công ty đang sản xuất và kinh doanh sản phẩm gì. Tìm hiểu các kích thước và đặc trưng của sản phẩm. Bởi chính mình phải hiểu được sản phẩm mà công ty đang có thì mới có thể chia sẻ cũng như giới thiệu tốt nhất đến quý khách hàng.

Tạo dựng niềm tin, xây dựng uy tín cho các sản phẩm mà STP Group luôn là trách nhiệm và mục tiêu trong việc của tôi. STP Group là một tập đoàn lớn và uy tín trong ngành nhựa.

Sau nhiều năm phát triển thương hiệu và sản phẩm ống nhựa trên khắp thị trường toàn quốc. Là người phụ trách toàn bộ thị trường hạ tầng Miền Bắc, tôi sẵn sàng cống hiến những kiến thức, kinh nghiệm và trải nghiệm để tập đoàn phát triển vững mạnh trong tương lai.

Mặc dù thị trường Miền Bắc là một miếng bánh ngon mà doanh nghiệp nào cũng muốn chiếm ưu thế. Những mới năng lực khả năng của bản thân, cũng như chất lượng và giá thành sản phẩm mà tôi tự tin STP Group sẽ ngày càng chiếm nhiều ưu thế và nhận được nhiều sự quan tâm và sử dụng nhiều hơn của các quý đối tác và khách hàng ở khu vực này.

Mục tiêu chính của tôi trong tương lai vẫn là liên tục đổi mới bản thân. Đưa ra từng chiến lược rõ ràng trong những giai đoạn để gặt hái được nhiều thành công với các đơn hàng lớn. Giúp cho tập đoàn STp Group luôn phát triển vững mạnh.

Hướng dẫn cách phân loại hàng hoá theo Danh mục Biểu thuế

thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuế nhập khẩu

_____________________________________

Căn cứ Nghị định số 54/CP ngày 28/8/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu; Nghị định số 94/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 04/1998/QH10 ngày 20/05/1998 của Quốc hội;

Để xác định chính xác mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế và cơ quan thu thuế trong việc phân loại hàng hoá;

Sau khi tham khảo ý kiến của các Bộ, Ngành có liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn một số nguyên tắc chung để phân loại hàng hoá chịu thuế theo Danh mục Biểu thuế thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuế nhập khẩu như sau:

Danh mục mặt hàng chịu thuế của Biểu thuế thuế nhập khẩu hiện hành (dưới đây gọi là Biểu thuế), được xây dựng dựa trên cơ sở Danh mục Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới, nay gọi là Tổ chức Hải quan thế giới (viết tắt là Danh mục HS) đến cấp độ phân nhóm hàng (mã hoá 6 chữ số). Ở cấp độ mặt hàng (mã hoá 8 chữ số), về cơ bản Danh mục Biểu thuế được xây dựng dựa trên Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 324/TCTK-QĐ ngày 26/12/1995 của Tổng cục Thống kê, đồng thời có sửa đổi hoặc bổ sung thêm một số mặt hàng cho phù hợp với yêu cầu của chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

II. CẤU TẠO CỦA BIỂU THUẾ THUẾ NHẬP KHẨU:

Biểu thuế nhập khẩu hiện hành có 97 chương (trừ chương 77 để dự phòng). Mỗi chương được chia thành 5 cột và được quy định như sau:

- Cột thứ 1 là cột mã hiệu của nhóm hàng;

- Cột thứ 2 là cột mã hiệu của phân nhóm hàng;

- Cột thứ 3 là cột mã hiệu của mặt hàng;

- Cột thứ 4 là cột mô tả tên nhóm hàng, phân nhóm hàng hoặc mặt hàng;

- Cột thứ 5 là cột quy định mức thuế suất thuế nhập khẩu .

Theo Danh mục Biểu thuế thì mỗi chương có chi tiết thành nhiều nhóm hàng. Mỗi nhóm hàng được mã hoá bằng 4 chữ số.

Ví dụ: nhóm hàng "Thịt lợn tươi, ướp lạnh, ướp đông" được mã hóa bằng mã hiệu 0203, trong đó hai chữ số đầu (02) là mã hiệu của chương (chương thứ 2 của Biểu thuế ), hai chữ số sau (03) là mã hiệu xác định vị trí của nhóm đó trong chương (nhóm thứ 3 của chương).

2.1. Theo Danh mục Biểu thuế thì mỗi nhóm hàng có thể chi tiết hoặc không chi tiết ra thành nhiều phân nhóm hàng. Mỗi phân nhóm hàng trong nhóm được mã hoá bằng 6 chữ số.

Ví dụ: phân nhóm "Ngô hạt", được mã hoá bằng mã hiệu 100510, trong đó 2 chữ số đầu (10) là mã hiệu của chương (chương thứ 10), 2 chữ số tiếp theo (05) là mã hiệu xác định vị trí của nhóm đó trong chương (nhóm thứ 5 của chương), 2 chữ số tiếp theo (10) xác định vị trí của phân nhóm đó trong nhóm (phân nhóm thứ nhất của nhóm).

2.2. Có 2 cách phân loại và mã hiệu cho phân nhóm hàng, gọi là phân nhóm cấp 1 và phân nhóm cấp 2. Trong đó:

Phân nhóm cấp 1: có chữ số cuối cùng của phân nhóm là 0 và được ký hiệu bằng 1 gạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng (cột 4).

Ví dụ: phân nhóm 151560, 220820, 730630.

2.3. Trường hợp nếu phân nhóm cấp 1 chia tiếp thành phân nhóm cấp 2, thì phân nhóm cấp 1 này không được đánh mã số mà được ký hiệu bằng 1 gạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng.

Ví dụ: Phân nhóm "Hạt củ cải" thuộc nhóm 1209 không được đánh mã số là 120910 mà được ký hiệu bằng 1 gạch (-) ở cột mô tả nhóm mặt hàng, vì phân nhóm này có chia tiếp thành 2 phân nhóm cấp 2 là 120911 và 120919.

Phân nhóm cấp 2 : có chữ số cuối cùng của phân nhóm là 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 và được ký hiệu bằng 2 gạch (--) ở cột mô tả nhóm mặt hàng.

Ví dụ: phân nhóm 390791, 481029, 540232.

2.4. Trường hợp nếu nhóm hàng không chi tiết thành nhiều phân nhóm hàng khác nhau thì sẽ được mã hoá thêm 2 (hai) chữ số 0 vào sau cùng.

Ví dụ: nhóm 1002 "Lúa mạch đen", không chi tiết thành các phân nhóm nên được thêm 00 vào sau cùng thành 100200.

3.1. Danh mục Hệ thống điều hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Hội đồng hợp tác Hải quan thế giới không chi tiết các nhóm hàng và các phân nhóm hàng thành các mặt hàng. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt nam, nhiều nhóm hàng và phân nhóm hàng trong Biểu thuế được chi tiết thành các mặt hàng. Mỗi mặt hàng được mã hoá bằng 8 chữ số (trừ các trường hợp đặc biệt được quy định tại mục "Riêng") .

Ví dụ: Mặt hàng "Đồng hồ đo ga" được mã hóa là 90281010. Trong đó hai chữ số đầu (90) là mã hiệu của chương: chương 90; hai chữ số tiếp theo (28) là vị trí của nhóm đó trong chương: nhóm thứ 28; hai chữ số tiếp (10) là vị trí của phân nhóm trong nhóm: vị trí thứ nhất; hai chữ số cuối (10) là vị trí của mặt hàng đồng hồ đo ga trong phân nhóm hàng: mặt hàng thứ nhất.

3.2. Đặc biệt, một số nhóm hoặc phân nhóm hàng tuy có chi tiết thành các mặt hàng nhưng không mã hoá mà được ghi thành mục "Riêng" và ký hiệu bằng dấu (+). Đây là những mặt hàng được quy định tạm thời trong Danh mục Biểu thuế và sẽ được bỏ dần để phù hợp với cam kết thực hiện Biểu thuế chung ASEAN mà Việt Nam tham gia. Tuy không mã hoá cho các mặt hàng được ghi tại mục "Riêng", nhưng tất cả các mặt hàng này vẫn được xếp vào mã số của nhóm hoặc phân nhóm mà mặt hàng đó được chi tiết. Tuy không được mã hoá ở cấp độ 8 chữ số nhưng khi làm thủ tục Hải quan, các mặt hàng này sẽ được ghi theo mã số nhóm (nếu mặt hàng thuộc phạm vi nhóm), mã số phân nhóm (nếu mặt hàng thuộc phạm vi phân nhóm); sau đó ghi tiếp mục "Riêng". Mức thuế suất thuế nhập khẩu được tính theo mức thuế suất của mặt hàng đó ghi tại mục "Riêng", không tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của mã số nhóm hoặc mã số phân nhóm .

Ví dụ : Mặt hàng "Dây thép để sản xuất tanh lốp xe", được ghi tại mục "Riêng" tại Chương 73, nhóm 7326, phân nhóm 73262000 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi hiện hành. Khi làm thủ tục hải quan, đơn vị kê khai mã số cho mặt hàng " Dây thép để sản xuất tanh lốp xe" vào mã số 73262000, mục "Riêng"; nhưng không tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của mã số 73262000 (hiện hành mã số này có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%), mà tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của mục: Riêng "Dây thép để sản xuất tanh lốp xe" (hiện hành mã số này có thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi là 0%).

3.3. Trường hợp nếu các phân nhóm hàng không chi tiết thành các mặt hàng khác nhau thì sẽ được mã hoá thêm hai chữ số 0 vào sau cùng.

Ví dụ: phân nhóm 760120 "Hợp kim nhôm", được thêm 00 vào sau cùng thành 76012000.

3.4. Trường hợp nếu các nhóm hàng không chi tiết thành các phân nhóm hàng đã được mã hoá thêm 2 chữ số 0 vào sau cùng như nêu tại điểm 2.4 mục II nêu trên, đồng thời cũng không chi tiết thành các mặt hàng khác nhau thì sẽ tiếp tục được mã hoá thêm hai chữ số 0 vào sau cùng.

Ví dụ: nhóm 1002 "Lúa mạch đen", không chi tiết thành phân nhóm hàng nên được thêm 2 chữ số 0 thành 100200. Sau đó do cũng không chi tiết thành các mặt hàng nên nhóm này tiếp tục được thêm 00 vào sau cùng thành 10020000.

4.1. Thuế suất được quy định trong Biểu thuế là thuế suất ưu đãi và do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Thuế suất ưu đãi có thể được ghi cho nhóm hàng (nếu nhóm này không chia thành các phân nhóm hàng hoặc các mặt hàng); hoặc cho phân nhóm hàng (nếu phân nhóm này không chia thành các mặt hàng); hoặc cho mặt hàng (nếu các nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng chia thành các mặt hàng). Vì vậy, khi tra cứu mã số và thuế suất thuế nhập khẩu của một mặt hàng cụ thể cần xem mức độ chi tiết của nhóm hàng đó đến cấp độ nào: nhóm, phân nhóm cấp 1, phân nhóm cấp 2 hay mặt hàng để xác định chính xác thuế suất của mặt hàng thực nhập khẩu.

4.2. Thuế suất ưu đãi đặc biệt và thuế suất thông thường không được quy định trong Biểu thuế mà được thực hiện theo quy định tại các văn bản riêng. Ví dụ: thuế suất ghi trong Biểu thuế nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 107/1997/NĐ-CP ngày 05/ 11/ 1997 của Chính phủ v/v ban hành Danh mục hàng hoá và thuế suất thuế nhập khẩu để thực hiện chương trình giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước Cộng đồng Châu Âu (EU) cho giai đoạn 1998- 2001 là mức thuế suất ưu đãi đặc biệt. Tuy không quy định chung trong một Biểu thuế, nhưng nguyên tắc xây dựng, cấu tạo và nguyên tắc phân loại hàng hoá để áp dụng thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt là hoàn toàn giống nhau theo hướng dẫn tại Thông tư này.

Tất cả hàng hoá nhập khẩu đều thuộc Danh mục các nhóm mặt hàng của Biểu thuế nhập khẩu. Tuỳ theo đặc điểm kỹ thuật, tính chất, mức độ chế biến, yêu cầu quản lý... của từng loại hàng, chủng loại hàng mà Biểu thuế nhập khẩu ghi tên cho phù hợp. Vì vậy, khi phân loại hàng hoá cần căn cứ vào tính chất, cấu tạo, đặc điểm, công dụng của mặt hàng thực nhập để xếp vào nhóm hàng, phân nhóm hàng phù hợp với nó nhất.

II- NGUYÊN TẮC PHÂN LOẠI HÀNG HÓA TRONGBIỂU THUẾ THUẾ NHẬP KHẨU

Để xác định chính xác một mặt hàng chỉ nằm ở một mã số mà không thể cùng xếp ở một mã số khác; việc phân loại các mặt hàng của Danh mục Biểu thuế sẽ căn cứ vào nội dung mô tả của từng mặt hàng, phân nhóm hàng, nhóm hàng trong Biểu thuế, 6 nguyên tắc chung của Bản giải thích Danh mục Biểu thuế (các nguyên tắc chung của Bản giải thích Danh mục Biểu thuế ghi tại Phụ lục kèm theo Thông tư này) và tham khảo chú giải các phần, chương, nhóm hàng, phân nhóm hàng của Bản giải thích Danh mục HS. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện của Việt nam và chi tiết của Biểu thuế nhập khẩu hiện hành, một số mặt hàng của Biểu thuế sẽ không theo đúng nguyên tắc phân loại nêu trên mà được thực hiện như sau:

1. Trường hợp mặt hàng cần phân loại có thể xếp vào hai nhóm hoặc hai phân nhóm trở lên (kể cả các mặt hàng được ghi tại mục "Riêng") thì sẽ thực hiện phân loại theo nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng mà mặt hàng đó được chi tiết ở cấp độ mã hoá 8 chữ số hoặc chi tiết tại mục "Riêng", không phân loại vào nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng chưa chi tiết mặt hàng đó ở cấp độ 8 chữ số hoặc chưa được chi tiết tại mục "Riêng", mặc dù theo nguyên tắc phân loại chung, có thể mặt hàng này được xếp vào chương, nhóm, phân nhóm mà nó chưa được chi tiết sẽ phù hợp hơn.

Ví dụ : Mặt hàng "Mì chính", được chi tiết tại mã số 21039010, không chi tiết tại phân nhóm 292242 "Monosodium glutamic", mặc dù theo nguyên tắc phân loại của Danh mục HS, mặt hàng này có thể được chi tiết vào phân nhóm 292242 "Monosodium glutamic" sẽ phù hợp hơn

2. Việc phân loại đối với hàng hóa nhập khẩu là thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ sẽ không tuân theo các nguyên tắc chung mà phân loại theo máy chính của lô hàng. Riêng: Xăng dầu, ô tô vận tải, ô tô chở người, ô tô vừa chở người vừa chở hàng, nếu được ghi trong Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc văn bản xác nhận của cơ quan duyệt Dự án đầu tư thì cũng không được phân loại và tính thu thuế nhập khẩu theo máy chính của thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ.

Điều kiện để lô hàng thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ được phân loại và tính theo thuế suất thuế nhập khẩu của máy chính bao gồm:

Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư;

Văn bản phê duyệt của cơ quan duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư kèm theo Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu của lô hàng thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ;

Xác nhận của cơ quan duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư nêu rõ hàng hoá nhập khẩu là: thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ và máy chính của thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ;

Hợp đồng nhập khẩu, Bảng kê chi tiết lô hàng nhập khẩu (Packing list) và các chứng từ khác (nếu có) đều thể hiện hàng hóa nhập khẩu là thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ. Trường hợp nhập khẩu ủy thác thì phải có Hợp đồng nhập khẩu ủy thác;

Hàng hóa thực nhập khẩu là thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ.

Trường hợp lô hàng thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ không nhập một lần mà phải nhập làm nhiều lần, nhưng tổng số hàng hóa trong các lần nhập khẩu thể hiện đúng là thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ theo phê duyệt của cơ quan duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư thì cũng được phân loại và tính thuế theo máy chính của lô hàng.

Căn cứ vào các điều kiện nêu trên và hàng hóa thực nhập khẩu, cơ quan Hải quan sẽ tính thuế thiết bị toàn bộ hoặc thiết bị đồng bộ theo máy chính của lô hàng và mở sổ theo dõi hàng thực nhập phù hợp với Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu đã được cơ quan phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư duyệt. Các hàng hoá không thuộc Danh mục hàng hoá cần nhập khẩu đã được cơ quan phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật hoặc Dự án đầu tư duyệt thì phải phân loại và tính theo mức thuế suất thuế nhập khẩu của từng mặt hàng đó.

3. Hàng hóa là máy móc thiết bị, nếu phân loại theo công suất thì sẽ được hiểu là công suất danh định tối đa của máy móc, thiết bị đó (công suất thiết kế).

Ví dụ: mã số 87011010 "Máy kéo điều khiển đạp chân, loại công suất đến 15CV" được hiểu là: mã số 87011010 bao gồm những máy kéo điều khiển đạp chân thuộc loại có công suất danh định tối đa đến 15CV.

4. Việc phân loại đối với các hàng hoá chuyên dùng (Ví dụ Camera chuyên dùng) được căn cứ vào đặc điểm, tính chất sử dụng chuyên dùng của mặt hàng đó. Trường hợp không xác định được đặc điểm, tính chất sử dụng chuyên dùng của mặt hàng nhập khẩu thì căn cứ vào kết quả giám định theo trưng cầu giám định của cơ quan Hải quan để phân loại và tính thuế nhập khẩu.

Trên thực tế một mặt hàng có thể được kê khai theo nhiều tên gọi khác nhau: tên gọi theo thành phần cấu tạo, đặc điểm, tính chất, mức độ chế biến, công dụng nhưng chỉ có một tên hàng được ghi tại Biểu thuế. Vì vậy khi phân loại hàng hoá cần xem xét kỹ mô tả của hàng hoá để xếp vào nhóm, phân nhóm phù hợp với chúng nhất.

Ví dụ: Mặt hàng được chi tiết trong nhóm 3824, phân nhóm 382490 của Biểu thuế có tên theo công dụng là: "Hỗn hợp hoá chất để sản xuất đồ uống". Nhưng mặt hàng cần phân loại được kê khai là hỗn hợp các hoá chất gồm: a-xít phốt-pho- ríc, ca-fê-in, nước màu ca-ra-men và nước, để sản xuất đồ uống. Mặc dù Biểu thuế không ghi rõ: Hỗn hợp hoá chất để sản xuất đồ uống có bao gồm các hoá chất là: a-xít phốt-pho- ríc, ca-fê-in, nước màu ca-ra-men và nước hay hỗn hợp này bao gồm các hoá chất khác. Nhưng căn cứ theo mô tả của mặt hàng này là hỗn hợp (nhiều) hoá chất, tính chất công dụng của mặt hàng chỉ để sản xất đồ uống không dùng để uống ngay hay không dùng để sản xuất một loại hàng hoá nào khác nên căn cứ vào mô tả của mặt hàng cần phân loại và mặt hàng ghi trong Biểu thuế, mặt hàng này được xếp vào phân nhóm 382490, mã số chi tiết 38249010: "Hỗn hợp hoá chất để sản xuất đồ uống". Trong trường hợp này mặt hàng được phân loại dựa trên mô tả về đặc điểm (hỗn hợp các hoá chất) và công dụng của hàng hoá (để sản xuất đồ uống).

Danh mục hàng hoá của Biểu thuế thuế xuất khẩu về cơ bản được xây dựng dựa trên Danh mục HS. Tuy nhiên, do phần lớn các mặt hàng xuất khẩu có mức thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm) nên Biểu thuế thuế xuất khẩu không ghi mã số và tên của tất cả các nhóm mặt hàng như Danh mục HS mà chỉ ghi tên và mã số và mức thuế suất thuế xuất khẩu của một số nhóm hàng mặt hàng. Nguyên tắc phân loại của Biểu thuế thuế xuất khẩu được thực hiện như sau:

1. Các nhóm mặt hàng không được ghi cụ thể tên và mã số trong Biểu thuế thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng không được ghi rõ mức thuế suất thuế xuất khẩu cho từng nhóm mặt hàng mà được ghi vào mục XXXXXX ở cuối Biểu thuế thuế xuất khẩu, có thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm). Tuy nhiên khi làm thủ tục hải quan, đối tượng nộp thuế vẫn phải kê khai tên hàng và mã số hàng hoá như hàng nhập khẩu.

Ví dụ: Mặt hàng "Dưa chuột hộp", không được ghi rõ mã số và tên hàng trong Biểu thuế thuế xuất khẩu, do vậy có thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm). Tuy nhiên, khi làm thủ tục Hải quan đơn vị không kê khai mã số cho mặt hàng này vào mục XXXXXX: "Các mặt hàng khác không ghi ở trên", thuế suất thuế xuất khẩu là 0%. Mà kê khai vào mã số 20011000, thuế suất thuế xuất khẩu là 0% (không phần trăm).

2. Các nhóm mặt hàng được ghi rõ tên trong Biểu thuế thuế xuất khẩu là những nhóm mặt hàng được ghi rõ mức thuế suất thuế xuất khẩu cho từng nhóm mặt hàng. Nếu cả nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng chịu thuế xuất khẩu thì mức thuế suất thuế xuất khẩu sẽ được ghi cho cả nhóm hàng hoặc cho phân nhóm hàng. Trường hợp các mặt hàng trong một nhóm hàng hoặc một phân nhóm hàng có mức thuế suất thuế xuất khẩu khác nhau thì mức thuế suất thuế xuất khẩu sẽ được chi tiết và ghi rõ cho từng mặt hàng. Những mặt hàng không được chi tiết rõ tên và thuế suất thuế xuất khẩu tại các nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng này thì có mức thuế suất thuế xuất khẩu của nhóm hàng hoặc phân nhóm hàng.

Ví dụ 1: Mặt hàng "Quặng thiếc và quặng thiếc được làm giàu", mã số 260900, được ghi rõ mức thuế suất thuế xuất khẩu là 20%. Theo nguyên tắc phân loại của Danh mục Biểu thuế thì mã số này bao gồm: "Quặng thiếc và quặng thiếc được làm giàu" nên cả nhóm hàng "Quặng thiếc và quặng thiếc được làm giàu", mã số 260900 có thuế suất thuế xuất khẩu là 20%.

Ví dụ 2: Mặt hàng "Dầu mỏ, dầu chế biến từ khoáng chất bi- tum, dạng thô", mã số 270900, thuế suất thuế xuất khẩu 0%. Riêng: "Dầu thô", mã số 27090010, thuế suất thuế xuất khẩu 4%. Như vậy là, trong nhóm hàng "Dầu mỏ, dầu chế biến từ khoáng chất bi- tum, dạng thô" chỉ có mặt hàng "Dầu thô" là có thuế suất thuế xuất khẩu 4%; các mặt hàng khác thuộc nhóm này có thuế suất thuế xuất khẩu 0%.

1. Quyền và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc khiếu nại về việc phân loại và tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo Biểu thuế xuất khẩu Biểu thuế nhập khẩu

Để xác định chính xác mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế suất thuế nhập khẩu của mặt hàng thực xuất khẩu hoặc nhập khẩu; tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thu thuế trong việc phân loại hàng hoá, khi làm thủ tục Hải quan đối tượng nộp thuế có trách nhiệm xuất trình cho cơ quan Hải quan các loại giấy tờ phù hợp theo quy định của cơ quan Hải quan và tự kê khai, tính thuế, nộp thuế.

Trường hợp cơ quan Hải quan kiểm tra xác định lại mức thuế của đơn vị mà đơn vị không đồng ý với việc tính thuế lại của cơ quan Hải quan địa phương thì vẫn phải nộp đủ số thuế đã được cơ quan Hải quan địa phương điều chỉnh lại, đồng thời có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật.

2. Trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan thu thuế xuất nhập khẩu trong việc giải quyết khiếu nại về việc phân loại và tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu theo Biểu thuế xuất khẩu Biểu thuế nhập khẩu.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại với đầy đủ các căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại, Tổng cục Hải quan phải giải quyết xong và đồng gửi kết quả giải quyết khiếu nại cho Bộ Tài chính. Nếu đối tượng nộp thuế không đồng ý với quyết định xử lý của Tổng cục Hải quan thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài chính. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại với đầy đủ các căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại, Bộ trưởng Bộ Tài chính phải giải quyết xong và đồng gửi kết quả giải quyết khiếu nại cho Tổng cục Hải quan. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tài chính là quyết định cuối cùng.

Để việc phân loại hàng hoá được chính xác, thống nhất, tránh tình trạng cùng một mặt hàng nhưng được phân loại và tính thu thuế khác nhau giữa các địa phương, các văn bản của Bộ Tài chính trả lời cho đối tượng nộp thuế về việc phân loại hàng hoá của Biểu thuế xuất khẩu hoặc Biểu thuế nhập khẩu được gửi cho Tổng cục Hải quan; văn bản của Tổng cục Hải quan trả lời cho đối tượng nộp thuế hoặc chỉ đạo một đơn vị Hải quan địa phương về việc phân loại hàng hoá của Biểu thuế xuất khẩu hoặc Biểu thuế nhập khẩu được gửi cho Bộ Tài chính và tất cả các cục Hải quan địa phương.

Trong trường hợp Tổng Cục Hải quan thấy các văn bản trả lời hoặc quyết định giải quyết khiếu nại về việc phân loại hàng hoá theo Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu của Bộ Tài chính còn có điều vướng mắc, thì vẫn thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản này đồng thời phản ánh những vấn đề vướng mắc với Bộ Tài chính để có biện pháp xử lý kịp thời.

Thông tư này hướng dẫn cách phân loại hàng hoá theo Danh mục Biểu thuế thuế xuất khẩu, Biểu thuế thuế nhập khẩu; có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/1999 và thay thế cho Thông tư số 51-TC/TCT ngày 13/8/1997 hướng dẫn về cách xác định mặt hàng chịu thuế theo Biểu thuế xuất khẩu Biểu thuế nhập khẩu, Thông tư số 06-TC/TCT ngày 19/1/1993 quy định và hướng dẫn việc tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, Thông tư số 132/1998/TT/BTC quy định và hướng dẫn việc tính thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu thiết bị đồng bộ của dây chuyền sản xuất. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời giải quyết.

This div, which you should delete, represents the content area that your Page Layouts and pages will fill. Design your Master Page around this content placeholder.