Mức Lương Hưu

Mức Lương Hưu

Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ điều kiện về tuổi đời.

Theo quy định pháp luật hiện hành, người lao động làm việc trong điều kiện bình thường khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và đủ điều kiện về tuổi đời.

(ii)  Người lao động hưởng lương hưu khi bị suy giảm khả năng lao động

- Người lao động quy định tại các trường hợp số (1), (2), (3), (4), (7), (8), (9) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các trường hợp 1->3 mục (i) Luật Trí Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người lao động thuộc các trường hợp số (5), (6) khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu tại TH1, TH2 mục 2 khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu sẽ tính tương ứng với số năm tham gia BHXH. Trong đó, tỷ lệ hưởng tối thiểu là 45% và tối đa là 75%.

Cụ thể, nếu người lao động bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2024, tỷ lệ hưởng được tính như sau:

Theo Điều 7, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, công thức tính lương hưu được xác định như sau:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng  X Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

(i) Xác định  tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng đối với lao động nam và lao động nữ:

- Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam:

Lưu ý: Trường hợp người lao động có thời gian đóng BHXH cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì ngoài lương hưu, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp một lần.

- Tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nữ:

Lưu ý: Đối với cả lao động nam và lao động nữ, nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động, tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2%.

(ii) Hướng dẫn xác định mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH

Sau khi xác định tỷ lệ hưởng lương hưu, để tính lương hưu, bạn cần xác định thành phần còn lại trong công thức: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính căn cứ theo từng đối tượng người lao động, cụ thể

- Nếu người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH thì mức bình quân tiền lương tháng đóng Bảo hiểm xã hội:

- Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH phụ thuộc theo từng nhóm đối tượng Người lao động:

+ Người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động: Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính theo toàn bộ thời gian đóng BHXH.

+ Người lao động có thời gian đóng BHXH vừa theo chế độ tiền lương của Nhà nước, vừa theo chế độ tiền lương của người sử dụng lao động: Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được tính chung theo các thời gian tham gia BHXH.

+ Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm trở lên: Mức tiền lương hàng tháng đóng BHXH được lấy theo mức cao nhất của công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,... hoặc theo mức tiền lương trước khi chuyển ngành tương ứng với số năm bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đã nêu ở phần trên nếu thuộc đối tượng công an, quân đội.

+ Người lao động đóng BHXH trước 1/1/2004 theo chế độ tiền lương Nhà nước, hưởng BHXH từ 1/1/2016 trở đi: Tiền lương hàng tháng đóng BHXH làm căn cứ tính hưởng BHXH được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm người lao động nghỉ việc.

+ Lao động đóng BHXH có phụ cấp thâm niên nghề nhưng chuyển sang ngành không có phụ cấp thâm niên nghề: Mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ tính lương hưu tại thời điểm nghỉ hưu và cộng thêm phụ cấp thâm niên nghề theo thời gian đóng BHXH có phụ cấp thâm niên nghề chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm nghỉ hưu để tính lương hưu.

Trên đây là một số thông tin về lương hưu cũng như cách tính lương hưu. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong vấn đề này.

Cụ thể, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, hiện nay, cả nước có 3,28 triệu người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng (1,05 triệu người hưởng từ nguồn Ngân sách nhà nước; 2,23 triệu người hưởng từ nguồn quỹ Bảo hiểm xã hội).

Nhằm bảo đảm đời sống cho người nghỉ hưu, từ năm 1995 đến hết năm 2023, Quốc hội, Chính phủ đã tiến hành 23 lần điều chỉnh lương hưu. Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu tại thời điểm năm 1995. Hiện, người hưởng lương hưu từ quỹ Bảo hiểm xã hội có mức hưởng bình quân là 5,6 triệu đồng/người/tháng, còn người hưởng lương hưu từ nguồn ngân sách Nhà nước là 4,7 triệu đồng/người/tháng. Người có lương hưu cao nhất nhận lương hưu khoảng 140 triệu đồng/tháng.

Số tiền lương hưu hằng tháng thấp nhất của người thụ hưởng hiện nay 1,8 triệu đồng/người/tháng, trừ đối tượng là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Để gia tăng số người thụ hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động, hiện nay, các cơ quan chức năng đang triển khai nhiều giải pháp nhằm thu hút người dân tham gia bảo hiểm xã hội khi còn độ tuổi lao động, đồng thời hạn chế số người rời khỏi hệ thống an sinh bằng cách rút bảo hiểm xã hội một lần.

Hộ nghèo, cận nghèo cần điều kiện gì để được hỗ trợ trang bị điện thoại thông minh từ 12/12

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 75/2024/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng (Nghị định số 75). Với tinh thần chủ động chuẩn bị sẵn mọi nguồn lực chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng theo mức mới, ngay trong ngày đầu tiên Nghị định số 75 có hiệu lực thi hành (1/7/2024), BHXH Việt Nam có Công văn số 2128/BHXH-TCKT yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai công tác chi trả ngay từ hôm nay để người hưởng được nhận chế độ nhanh nhất, kịp thời nhất.

Mức tăng cao so với chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế

Trước đó, ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết họp thứ 7, Quốc hội khóa XV. Một trong những nội dung đáng chú ý của Nghị quyết là thống nhất điều chỉnh tăng 15% lương hưu, trợ cấp BHXH từ ngày 1/7/2024. Đây là tin vui với hàng triệu người trên cả nước.

Theo Nghị quyết, từ ngày 1/7/2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024. Phạm vi áp dụng rộng lớn, bao gồm người đang hưởng lương hưu từ tham gia BHXH bắt buộc (khối nhà nước, tư nhân) và người tham gia BHXH tự nguyện. Đồng thời, đối với người đang hưởng lương hưu trước năm 1995, sau khi điều chỉnh mà có mức hưởng thấp hơn 3,2 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh tăng 0,3 triệu đồng/tháng, có mức hưởng từ 3,2 triệu đồng/tháng đến dưới 3,5 triệu đồng/tháng thì điều chỉnh bằng 3,5 triệu đồng/tháng.

Tại Điều 57 Luật BHXH hiện hành quy định: “Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ BHXH”. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2023, tăng trưởng kinh tế đạt 5,05% và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 3,25%. Năm 2024, tăng trưởng kinh tế đạt trên 6% và chỉ số giá tiêu dùng là dưới 4%.

Như vậy, việc đề xuất điều chỉnh lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng tăng với tỷ lệ 15% là mức tăng cao so với chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế. Đây là mức tăng thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, đảm bảo hợp lý, hài hòa, có sự chia sẻ giữa người đang đóng BHXH và người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, giữa khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, giữa các thế hệ tham gia và thụ hưởng chính sách. Tỷ lệ tăng lần này đã được cơ quan chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tính toán kỹ lưỡng đảm bảo khả năng cân đối Quỹ BHXH trong dài hạn. Ngoài lương hưu hằng tháng, người hưởng còn được cấp thẻ BHYT miễn phí trong suốt thời gian nghỉ hưu để được hưởng các quyền lợi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe do Quỹ BHYT chi trả với mức hưởng là 95%.

Khẩn trương chi trả tới người hưởng ngay từ ngày đầu

Nhằm kịp thời bảo đảm người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức hưởng mới trong thời gian sớm nhất ngay sau khi Nghị định số 75 có hiệu lực, tại Công văn số 2128/BHXH-TCKT, BHXH Việt Nam yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố tập trung đảm bảo tốt nguồn kinh phí, nhân lực, hạ tầng công nghệ thông tin…, đảm bảo chi trả kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người thụ hưởng ngay từ ngày 01/7/2024 (bao gồm cả người hưởng bằng tiền mặt và người hưởng qua tài khoản cá nhân).

Bên cạnh đó, BHXH các tỉnh, thành phố cần tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình chi trả cho người hưởng; phối hợp, giải quyết, xử lý dứt điểm tình huống phát sinh, phản ánh kịp thời vướng mắc trong quá trình tổ chức, thực hiện. Chủ động phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới người hưởng về quyền lợi theo mức hưởng mới, lịch chi trả để người dân chủ động nắm được thông tin.

Trước đó, song song với công tác tham mưu, BHXH Việt Nam cũng chủ động tính toán, lên phương án cụ thể thực hiện. Trong đó, Lãnh đạo BHXH Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc họp với các đơn vị chuyên môn về công tác chuẩn bị, sẵn sàng chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH theo mức tăng mới khi quy định được thông qua. Việc chi trả với thời gian thực hiện gấp, số người thụ hưởng lớn ở đa dạng các nhóm sẽ có không ít áp lực, đòi hỏi các công chức, viên chức và người lao động trong toàn ngành BHXH Việt Nam quyết tâm, nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực cao nhất để người hưởng được nhận chế độ thuận lợi, kịp thời, đúng quy định.

Người dân phấn khởi, vui mừng khi nhận lương hưu mới

Nhằm kịp thời nắm bắt tình hình và chỉ đạo BHXH các địa phương nhanh chóng triển khai công tác chi trả theo mức hưởng mới tới người hưởng, ngay trong chiều ngày 1/7, BHXH Việt Nam đã tổ chức các đoàn công tác do Tổng Giám đốc Nguyễn Thế Mạnh và Phó Tổng Giám đốc Trần Đình Liệu làm trưởng đoàn đến làm việc với BHXH TP Hà Nội, BHXH TP.Hồ Chí Minh và trực tiếp xuống thăm hỏi tại nhà của một số người dân thụ hưởng chính sách trong đợt này.

Bà Lương Thị Hai (91 tuổi, phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, TP.Hà Nội) không giấu được sự xúc động khi được Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm tăng lương hưu và được cơ quan BHXH Việt Nam trực tiếp xuống thăm hỏi, trao lương hưu tại nhà. Trước đây, bà Hai công tác tại Nhà máy cơ khí nông nghiệp và nghỉ việc (vào tháng 4/1984) với số tiền hưởng BHXH khi đó là 290 đồng. Đến nay, qua nhiều lần được Nhà nước điều chỉnh tăng, số tiền hưởng của bà Hai là 4.813.100 đồng, tăng 627.800 đồng so với mức lương tháng 6/2024 (4.185.300 đồng). Do tuổi cao, sức khỏe yếu nên bà Hai được chi trả tiền hưu ngay tại nhà, mà không phải ra các điểm chi trả.

Đặc biệt, bên cạnh số tiền lương hưu ổn định hằng tháng, bà Hai còn được cấp thẻ BHYT miễn phí để chăm sóc sức khỏe khi ốm đau. Với căn bệnh đái tháo đường của mình, bà Hai thường xuyên sử dụng thẻ BHYT để đi khám chữa bệnh. Nhờ đó, bà Hai thêm an tâm tuổi già, mà không phải nhờ cậy vào con cháu.

Bà Lê Thị Chí (61 tuổi, phường Kiến Hưng, quận, Hà Đông, TP Hà Nội) sau thời gian tham gia BHXH bắt buộc, đến khi nghỉ việc, bà tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện 5 năm 4 tháng (đóng 1 lần cho những năm còn thiếu) để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu vào tháng 7/2018. Bày tỏ sự vui mừng, phần khởi khi nhận mức lương hưu mới lần này, bà Chí cho biết, ngay trong đầu giờ chiều nay (ngày 1/7) bà đã nhận lương hưu qua tài khoản ATM với số tiền là 2.344.400 đồng (tăng 305.800 đồng so với mức lương tháng 6/2024).

Theo bà Chí, việc lĩnh chế độ qua tài khoản ngân hàng đã đem lại cho bà rất nhiều lợi ích, vừa nhanh, vừa an toàn, mà lại không phải mất thời gian đi đến các điểm chi trả. Nói đến việc tăng lương, bà Chí chia sẻ: "Cảm ơn Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm đến những người nghỉ hưu như chúng tôi, dù là người tham gia BHXH bắt buộc hay BHXH tự nguyện thì đều được tăng lương hưu lần này. Ngoài tiền hưu hằng tháng, tôi còn được Nhà nước cấp thẻ BHYT miễn phí nên tuổi già có ốm đau, tôi cũng không phải lo lắng. Giờ tôi vẫn thường xuyên nhắc các con, các cháu của mình làm gì thì làm, nhưng lúc còn khỏe, cứ phải tham gia BHXH hằng tháng để khi về già có lương hưu và BHYT Nhà nước lo cho. Khi đó, mình yên tâm, không phải nghĩ ngợi gì".

Theo thống kê, với phạm vi áp dụng rộng lớn, ở lần chi trả mức hưởng mới theo Nghị định số 75, cả nước sẽ có hơn 3,3 triệu người được điều chỉnh tăng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng. Trong đó có khoảng 200.000 người hưởng lương hưu, trợ cấp trước ngày 1/1/1995 tiếp tục được điều chỉnh mức hưởng theo số tiền tuyệt đối do ngân sách Nhà nước chi trả. Dự kiến, kinh phí tăng thêm để chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng trong 6 tháng cuối năm 2024 từ ngân sách Nhà nước khoảng 3.700 tỷ đồng và từ Quỹ BHXH là hơn 12.500 tỷ đồng. Tổng kinh phí dự kiến để tăng lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp BHXH hằng tháng 6 tháng cuối năm 2024 là hơn 16.200 tỷ đồng.

Tính đến 14 giờ chiều ngày 1/7, với tinh thần chuẩn bị từ sớm, tập trung mọi nguồn lực triển khai, toàn ngành BHXH Việt Nam đã thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng theo mức hưởng mới tới hơn 60% tổng số người hưởng. Trong đó, về cơ bản, người hưởng đăng ký nhận chế độ qua tài khoản cá nhân đã được chi trả theo mức hưởng mới; những người già yếu, không đi lại được được cơ quan BHXH chi trả trực tiếp tại nhà. Với quyết tâm để người thụ hưởng nhận chế độ nhanh nhất, kịp thời nhất, hiện ngành BHXH Việt Nam đang tiếp tục chi trả cho tất cả người hưởng theo quy định.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 82/NQ-CP Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024, trong đó nêu rõ công tác an sinh xã hội được thực hiện hiệu quả; việc làm, sinh kế cho người dân tiếp tục được quan tâm, thúc đẩy.

Chính phủ cũng nêu rõ việc đã tiết kiệm được 680.000 tỷ đồng để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 1/7/2024. Đồng thời, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các bộ: Tài chính, LĐTB&XH khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng và trợ cấp xã hội.

Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH đề xuất thực hiện cải cách tiền lương có lộ trình phù hợp, khả thi, hiệu quả; bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa giữ các đối tượng, ổn định, không xáo trộn lớn.

Liên quan đến lương hưu và các loại trợ cấp, trước đó, Bộ LĐTB&XH đã có đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội 15%; tăng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng 29,2% (từ 2.055.000 đồng lên 2.655.000 đồng); tăng trợ cấp xã hội 38,9% (từ 360.000 đồng lên 500.000 đồng).

Tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), khi giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội nêu, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho biết: mức lương hưu thấp nhất thời gian qua chỉ đúng trong một giai đoạn nhất định. Mức lương hưu thấp nhất hiện nay đang lấy mức lương cơ sở 1.800.000 đồng. Nhưng nếu cứ bắt buộc mức lương cơ sở này thì nhiều người có nhu cầu không thể tham gia bảo hiểm xã hội, vì không đủ điều kiện đóng bằng mức lương tối thiểu.

“Tôi đóng bảo hiểm xã hội mức tiền thấp thì hưởng thấp, còn hơn không có lương hưu. Và điều quan trọng là được bảo hiểm y tế, đối với người già như thế là rất quý. Chúng ta mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội thì nên chọn phương án có lợi, phù hợp với thực tiễn. Vì thế, Ban soạn thảo thống nhất không chọn mức đóng bảo hiểm xã hội cố định 1.800.000 đồng” – Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, nội dung khó nhất của cải cách tiền lương là không có tiền thì lần này đã có 680.000 tỷ đồng.

Về việc nhiều đại biểu băn khoăn khi cải cách tiền lương có thể dẫn đến chênh lệch lương hưu giữa những người nghỉ hưu trước và sau 1/7/2024, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho rằng, về bản chất không khó khăn, đây là vấn đề chuyên môn xử lý được. Nguyên tắc là: những người nghỉ hưu sau ngày 1/7/2024 có chế độ cao thì sau này chỉ tính thêm phần chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Những người nghỉ hưu trước 1/7/2024, mức hưởng lương hưu được tính toán bao gồm cả tăng trưởng kinh tế, CPI và tăng trưởng của Quỹ bảo hiểm xã hội...

“Bộ LĐTB&XH - cơ quan tham mưu đã đề xuất Chính phủ là người hưởng lương hưu từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương cán bộ, công chức, viên chức thì sẽ được áp dụng lương hưu mức cao nhất có thể. 6 tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, chúng ta chấp nhận cân bằng quỹ, không có kết dư để đảm bảo quyền lợi cho người hưu trí.

Đối với người có công với cách mạng và đối tượng bảo trợ xã hội, dự kiến mức trợ cấp sẽ tăng cao hơn một bậc so với mức lương của cán bộ, công chức, viên chức” – Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung cho hay.