Thuế Nhập Khẩu Tính Theo Tỷ Giá Nào

Thuế Nhập Khẩu Tính Theo Tỷ Giá Nào

Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu Theo Giá CIF

Cách Tính Thuế Xuất Nhập Khẩu Theo Giá CIF

Cách tính thuế nhập khẩu theo giá CIF

– Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF;

– Thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá tính thuế.

+ Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch

+ Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt

+ Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự

Giá CIF = Giá FOB + Cước vận tải biển + Phí bảo hiểm đường biển

Phí bảo hiểm được xác định dựa trên công thức:

CIF = (C+F) / (1-R) I = CIF x R

Đối với tỷ lệ phí bảo hiểm không có 1 tỷ lệ nhất định mà phải phụ thuộc vào từng gói hàng, phương thức vận chuyển,… để xác định. Về giá trị bảo hiểm được xác định bằng 110% của giá CIF của hàng hóa, sản phẩm nhập khẩu.

Hiện nay, nền kinh tế ngày càng mở cửa hội nhập quốc tế, mỗi ngày có hàng ngàn những mặt hàng được nhập khẩu vào Việt Nam. Việc nắm rõ các quy định về thuế nhập khẩu sẽ giúp cá nhân và doanh nghiệp nắm được những điều cần biết và có trách nhiệm nộp thuế đúng theo luật định. Trốn thuế là một hành vi nguy hiểm và sẽ bị xử lý bằng những biện pháp thích đáng. Nắm rõ và thực hiện đúng quy định pháp luật về thuế là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân.

Trên đây Phần mềm hóa đơn điện tử EasyInvoice đã cung cấp thông tin về “Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá CIF“. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0981 772 388 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG EASYPOS NGAY

Để được tư vấn và hỗ trợ trực tiếp vui lòng liên hệ

Điện thoại: 0981 772 388 – 1900 33 69

Website: https://easyinvoice.vn/

Facebook: https://www.facebook.com/easyinvoice.vn

Bạn đọc Võ Ngọc Anh ở phường Bàu Trâm, thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai hỏi: Tòa soạn có thể cho biết trị giá tính thuế, thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định như thế nào?

Tại Điều 8 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định như sau:

1. Trị giá tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là trị giá hải quan theo quy định của Luật Hải quan.

2. Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan.

Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB là hình thức tính thuế được áp dụng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp hiện nay. Theo hình thức này, kế toán sẽ căn cứ vào giá hàng hóa và chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến để tính thuế. Trong bài dưới đây, cùng iHOADON tìm hiểu cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB nhé.

Hướng dẫn cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB

Hướng dẫn cách tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB

Công thức tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB được quy định tại Điều 5 Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016. Cụ thể, thuế xuất nhập khẩu sẽ được xác định theo trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

Trị giá tính thuế được xác định như sau:

- Hàng nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu, cảng biển nhập khẩu đầu tiên (trị giá CIF)

- Hàng xuất khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu xuất hàng (trị giá FOB)

Trị giá FOB trong xuất nhập khẩu

Trị giá FOB trong xuất nhập khẩu là gì?

Đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp, công ty được tính theo 02 cách là trị giá FOB và CIF. Để tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB thì kế toán cần xác định được trị giá FOB của hàng hóa xuất nhập khẩu.

Trị giá FOB là gì? FOB khác gì so với trị giá CIF

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2018/TT-BCT về trị giá FOB như sau:

“Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá FOB được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan.”

Trong khi đó, trị giá CIF được định nghĩa như sau:

“Trị giá CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cả cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. CIF được tính theo quy định tại Điều VII Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) 1994 và Hiệp định về Trị giá Hải quan”

Như vậy, trị giá FOB sẽ là trị giá của hàng hóa tính đến cửa khẩu, không bao gồm chi phí bảo hiểm quốc tế (I) và phí vận tải quốc tế (F). Còn trị giá CIF thì ngược lại, bao gồm cước vận tải, phí bảo hiểm tính đến cửa khẩu hoặc cảng biển của nước nhập khẩu.

Tính thuế xuất nhập khẩu chung

Công thức tính thuế xuất nhập khẩu chung theo trị giá tính thuế và thuế xuất như sau:

Thuế xuất nhập khẩu = Trị giá tính thuế x Thuế suất

- Trị giá tính thuế đối với hàng xuất khẩu được tính theo trị giá FOB; Trị giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu được tính theo trị giá CIF

- Thuế suất: Căn cứ theo Mã HS code của từng loại hàng hóa để áp dụng mức thuế suất tương ứng. Trường hợp hàng hóa có ℅ ưu đãi sẽ được áp dụng mức thuế suất của hàng có ℅ theo quy định.

Cách tính thuế xuất nhập khẩu theo trị giá FOB

Các tính thuế xuất nhập khẩu theo giá FOB được áp dụng đối với hàng xuất khẩu có công thức tính như sau:

Thuế xuất nhập khẩu = Trị giá tính thuế theo giá FOB x Thuế suất

Trong đó: Thuế suất được xác định theo từng loại hàng hóa cụ thể

Đặc điểm, vai trò của thuế nhập khẩu là gì?

Chủ thể phải nộp thuế nhập khẩu được quy định tại Điều 3 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định người nộp thuế như sau:

Theo điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định căn cứ tính thuế xuất nhập khẩu như sau:

Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.

– Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:

+ Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

+ Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này. Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng. Trường hợp mức thuế suất ưu đãi bằng 0%, Thủ tướng Chính phủ căn cứ quy định tại Điều 10 của Luật này để quyết định việc áp dụng mức thuế suất thông thường.