Trong bức hình là 8 phi tần vào cuối triều đại nhà Thanh đang cùng ngồi chụp ảnh vào một buổi chiều. Có thể thấy, tất cả trang phục, phụ kiện của họ đều vô cùng lộng lẫy, toát lên dáng vẻ giàu sang, phú quý. Theo thông lệ, người ngồi hàng đầu luôn được cho là có chức vị và quyền lực cao hơn, tiếp đó là đến những người đứng sau.
Trong bức hình là 8 phi tần vào cuối triều đại nhà Thanh đang cùng ngồi chụp ảnh vào một buổi chiều. Có thể thấy, tất cả trang phục, phụ kiện của họ đều vô cùng lộng lẫy, toát lên dáng vẻ giàu sang, phú quý. Theo thông lệ, người ngồi hàng đầu luôn được cho là có chức vị và quyền lực cao hơn, tiếp đó là đến những người đứng sau.
Vào thời nhà Thanh, đây là loại xe đạp một bánh chạy bằng sức người phổ biến nhất ở Tứ Xuyên. Nó có một lịch sử rất lâu đời và được cho là đã tồn tại vào thời của Gia Cát Lượng. Vào thời nhà Hán, người dân Tứ Xuyên đã thường xuyên sử dụng chiếc xe này để chuyên chở hàng hóa và người.
Hoàng hậu Uyển Dung là vợ của vua Phổ Nghi, vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc. Vào cung năm 16 tuổi với tư cách là hoàng hậu và được cho là vô cùng học thức khi bà đọc rất nhiều sách từ khi còn nhỏ cũng như thông thạo tiếng Anh, chơi piano, cờ vua, thư pháp và hội họa. Dù vô cùng xinh đẹp và tài giỏi nhưng sau khi nhà Thanh sụp đổ, hoàng hậu Uyển Dung đã bị trục xuất khỏi cung và sau đó sa ngã vào chất cấm và trở nên điên loạn.
Bà Thái Thị Liên và con trai Đặng Thái Sơn - Ảnh: Gia đình cung cấp
Thông tin được con trai bà Thái Thị Liên - kiến trúc sư Trần Thanh Bình - xác nhận với Tuổi Trẻ Online. Từ trước Tết Nguyên đán Quý Mão, sức khỏe của bà Liên bắt đầu yếu đi nhiều.
May mắn, con trai bà - danh cầm Đặng Thái Sơn - về nước sum họp gia đình, có kỳ nghỉ Giáng sinh và Tết "Tây" với má (bà Thái Thị Liên là người miền Nam nên các con gọi bà bằng má).
Vài năm gần đây, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn về nước nhiều hơn để được gần má. Tết Nguyên đán năm 2022, ông đã có kỳ nghỉ dài bên má và gia đình. Đó cũng là lần đầu tiên ông ăn Tết "ta" ở Việt Nam sau 40 năm sống xa Tổ quốc.
Nghệ sỹ piano 104 tuổi Thái Thị Liên chào mừng cuộc thi piano mang tên Chopin
Trên số báo Tuổi Trẻ Xuân Quý Mão, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn gần như lần đầu tiên lên báo kể về người mẹ đặc biệt của mình.
Câu chuyện ly kỳ về bà không chỉ là một câu chuyện cá nhân, mà từ cuộc đời thăng trầm và tư chất sáng đẹp của bà kể cho chúng ta hiểu thêm nhiều điều về một thế kỷ nhiều biến động của đất nước.
Bà Thái Thị Liên lúc còn trẻ - Ảnh do gia đình cung cấp
Bà Thái Thị Liên sinh ra giữa nhung lụa, trong một gia đình thượng lưu ở Sài Gòn năm 1918. Bố bà là người Việt Nam đầu tiên có bằng kỹ sư điện ở Pháp, nên cả nhà bà nhập quốc tịch Pháp.
Tuy mang quốc tịch Pháp nhưng bà Liên và những người anh em trai của mình, trong đó có liệt sĩ Thái Văn Lung, lại hoạt động cách mạng, chống Pháp.
Bà Liên hoạt động cách mạng từ sớm, ở trong nước và cả nước ngoài. Thời gian hoạt động bên Pháp, bà còn đại diện cho Việt Nam dự và phát biểu tại Hội nghị Phụ nữ thế giới ở châu Phi.
Người chồng đầu của bà là ông Trần Ngọc Danh - em ruột Tổng bí thư Trần Phú. Năm 1948, ông Trần Ngọc Danh được phân công nhiệm vụ là đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Tiệp Khắc, bà Liên cũng đi theo chồng.
Năm 1951, trong nước chiến tranh diễn ra rất ác liệt. Từ Tiệp Khắc, bà lại theo chồng về thẳng Việt Bắc, tham gia vào cuộc chiến đấu gian khổ với các đồng chí của mình. Không may chồng bà mất vì bệnh ở Việt Bắc, để lại cho bà hai người con thơ.
Bà Thái Thị Liên vẫn ngồi đàn ở tuổi 105 - Ảnh do gia đình cung cấp
Bà lấy người chồng thứ hai là nhạc sĩ Đặng Đình Hưng, chính trị viên Đoàn Ca múa nhân dân trung ương khi hai người cùng hoạt động ở Việt Bắc, sinh thêm một người con trai, chính là nghệ sĩ Đặng Thái Sơn.
Để con trai Đặng Thái Sơn được thuận lợi đi du học Liên Xô, bà Liên đồng ý ly hôn chồng - một nhân vật Nhân văn giai phẩm.
Không chỉ những đóng góp ở chiến khu, sau hòa bình 1954, bà Thái Thị Liên là một trong bảy người thầy đầu tiên lập ra Trường Âm nhạc Việt Nam năm 1956 (sau này là Nhạc viện Hà Nội và ngày nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam). Bà làm trưởng khoa piano nên những lứa học sinh piano đầu tiên đều là học trò của bà.
Đó là những năm tháng vô cùng khó khăn với gia đình bà khi chồng liên quan vụ Nhân văn giai phẩm, mất việc làm. Bà gồng gánh một mình nuôi cả gia đình đông đúc, con chung, con riêng, chỉ bằng nghề dạy đàn trong hoàn cảnh đất nước còn chiến tranh, chia cắt.
Khi Đặng Thái Sơn giành giải nhất Concours Chopin 1980, bà được phép sang Liên Xô sống cùng con trai và theo con từ đó qua Nhật rồi Canada sinh sống, cho tới 6-7 năm nay khi tuổi cao sức yếu bà mới trở về Việt Nam sống.
Suốt thời gian ở với con trai út, bà là người lo liệu mọi giao dịch hành chính giúp con trai đi biểu diễn các nước nhờ thông thạo tiếng Anh, tiếng Pháp.
Ngoài sự nghiệp là một nhà giáo, được phong danh hiệu Nhà giáo nhân dân thì bà còn là một nghệ sĩ dương cầm rất tài năng.
Đối với nghệ sĩ Đặng Thái Sơn, má là nghệ sĩ biểu diễn tuyệt vời. Bà và chị gái Thái Thị Lang chính là hai người Việt Nam đầu tiên học piano chuyên nghiệp.
Trong khi chị gái biểu diễn rất nhiều trên thế giới thì bà Liên cũng là nghệ sĩ piano biểu diễn nhiều nhất ở miền Bắc giai đoạn từ 1954 - 1975.
Sau này bà vẫn tiếp tục biểu diễn. Bà còn biểu diễn cùng con trai và các học trò trong hòa nhạc mừng bà 100 tuổi.
Video bà biểu diễn hôm đó đạt gần 7 triệu lượt xem trên YouTube. Ở tuổi 105, bà vừa vượt qua COVID-19 và thỉnh thoảng vẫn ngồi đàn, một hình ảnh gây xúc động và tôn trọng đặc biệt với khán giả dành cho người phụ nữ đặc biệt này.
Xuân này, nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên 106 tuổi ta. Sáu năm trước bà vẫn chơi piano trong hòa nhạc kỷ niệm tuổi 100 cùng con trai - danh cầm Đặng Thái Sơn - và các học trò.
Từ Hi được cho là mỹ nhân đẹp nhất thời nhà Thanh. Không biết tin đồn này có phải là sự thật hay có thể là sự cường điệu của người khác nhưng sau khi xem những bức ảnh của bà khi còn trẻ, kết hợp với những ghi chép lịch sử, không khó để nhận ra Từ Hi thời trẻ quả thực là một mỹ nhân tuyệt trần.
Từ Hi vào cung năm mười sáu tuổi. Nhưng Hoàng đế Hàm Phong khi đó có rất nhiều thê thiếp nên không hề để ý tới Từ Hi. Vì vậy, sau khi vào cung rất lâu Từ Hi cũng không được Hàm Phong sủng ái. Từ Hi nhìn tình cảnh của mình chốn hậu cung liền tự nhủ: "Không được, nếu hoàng đế không sủng ái ta thì khi nào ta mới có thể ngẩng đầu?".
Vì vậy, Từ Hi thông minh bắt đầu hối lộ thái giám An Đức Hải - người hầu thân cận của Hàm Phong để bà có cơ hội gần vị hoàng đế này. An Đức Hải đã hoàn thành sứ mệnh của mình và nhanh chóng sắp đặt để Từ Hi có cơ hội tiếp xúc với Hàm Phong.
Khi Hoàng đế Hàm Phong nhìn thấy Từ Hi, liền bị mê hoặc. Từ Hi cứ vậy từ địa vị là Lan Quý nhân được tấn phong lên 1 cấp là Tần, kế tiếp lần lượt bà được sắc phong thành Ý phi, Quý phi và cuối cùng là Hoàng hậu... Đây có phải chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên? Tất nhiên là không, có lý do cho việc này. Vẻ đẹp của Từ Hi là điểm mấu chốt.
Nhan sắc Từ Hi lúc trẻ được phục dựng bằng công nghệ hiện đại.
Đây chỉ là từ góc độ của Hoàng đế Hàm Phong. Từ góc độ của lịch sử cũng ghi chép về nhan sắc của bà. Trong cuốn "Mãn Thanh ngoại sử" đã miêu tả về vị Thái hậu Từ Hi như sau: "Tuổi tuy còn nhỏ nhưng rất thông tuệ, nhan sắc không có đối thủ" (Miêu tả giai đoạn khi Từ Hi còn trẻ). Sự miêu tả này rất quy cách và tiêu chuẩn, rất phù hợp với cách viết trong những tài liệu lịch sử truyền thống. Từ Hi khi còn trẻ rất xinh đẹp, tư chất đoan chính, khí chất ngời ngời, rất nhiều nam nhân bị thu hút.
Nhiều bức ảnh và tranh của Từ Hi được các chuyên gia phục chế vẫn rất đẹp.
Khi đó có rất nhiều những nhà nghệ thuật ngoại quốc đã đến Trung Quốc thăm thú và học hỏi, họ đã được Từ Hi tiếp đón, gặp mặt. Do vậy, họ đã có cơ hội tận mắt chứng kiến gương mặt thật sự của Từ Hi Thái hậu. Từ Hi rất thích chụp ảnh và vẽ tranh, nên có rất nhiều ảnh, tranh về bà do các nhà nghệ thuật ngoại quốc thực hiện. Hiện nhiều bức ảnh và tranh của Từ Hi được các chuyên gia phục chế vẫn rất đẹp và sống động.
Ngay cả sau khi bà qua đời, những tin đồn về nhan sắc của bà vẫn không ngừng xuất hiện. Theo truyền thuyết, sau khi bà qua đời, "mộ tặc" Tôn Điện Anh đột nhập vào lăng mộ và mở quan tài ra thì thấy nhan sắc của bà vẫn như trước khi chết sau nhiều thập kỷ. Tuy đây chỉ là truyền thuyết nhưng phải nói rằng Từ Hi khi còn trẻ quả thực rất xinh đẹp.
Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Thái Thị Liên sinh năm 1918 trong một gia đình có 7 người con ở Sài Gòn - Chợ Lớn. Bố của bà là kỹ sư Thái Văn Lân, một trong những kỹ sư điện đầu tiên của Việt Nam tốt nghiệp tại Pháp. Anh ruột của bà là luật sư nổi tiếng Thái Văn Lung, người đã được đặt tên đường ở TP HCM và một số tỉnh thành khác. Chị ruột của bà là nghệ sĩ dương cầm Thái Thị Lang, cũng là một nghệ sĩ piano danh tiếng.
NSND Thái Thị Liên và NSND Đặng Thái Sơn
Ngay từ năm 4 tuổi, bà đã được gia đình cho học piano tại trường dòng và tiểu học dành cho con em người Pháp trong vòng 7 năm.
Năm 11 tuổi, khi theo học trường Trung học nữ sinh Pháp, bà đã học đàn chuyên nghiệp với bà giáo Armande Caron. Năm 16 tuổi, bà đã có buổi biểu diễn ra mắt công chúng tại tại tòa thị chính Sài Gòn.
Đến năm 1946, bà sang Pháp du học và thi đỗ vào Conservatoire Paris. Những ngày tháng trên đất Pháp, bà đã gặp và kết hôn với ông Trần Ngọc Danh (em ruột cố Tổng Bí thư Trần Phú), lúc đó là Trưởng đoàn đại diện của Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa tại Pháp.
Năm 1948, bà Thái Thị Liên theo chồng chuyển đến sống tại Praha (Tiệp Khắc cũ) và trở thành người Việt Nam đầu tiên có bằng đại học tại Nhạc viện danh tiếng Praha.
Cuối năm 1951, bà theo chồng về Việt Bắc tham gia kháng chiến và công tác tại Đoàn văn công Trung ương.
Tháng 11-1956, bà cùng một số nhạc sĩ nổi tiếng khác sáng lập Trường Âm nhạc Việt Nam (tiền thân của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) và là chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Piano cho tới năm nghỉ hưu 1977. Bà là mẹ của NSND Đặng Thái Sơn, NSND Trần Thu Hà và là người thầy của nhiều nghệ sĩ piano nổi tiếng.
Sau khi chồng mất một thời gian, bà lấy nhạc sĩ, nhà thơ Đặng Đình Hưng và sinh ra NSND Đặng Thái Sơn.
Vượt qua muôn ngàn khó khăn vất vả trong những năm kháng chiến cũng như thời bao cấp, NSND Thái Thị Liên đã một mình nuôi dạy 4 người con (có một con riêng của chồng) đều thành đạt, trở thành những trí thức, nghệ sĩ tiêu biểu.
Cả cuộc đời, Nhà giáo nhân dân (NGND) - NSND Thái Thị Liên dành trọn vẹn cho âm nhạc. Cuộc đời của bà là tấm gương sáng về đào tạo và biểu diễn âm nhạc. Ở tuổi 100, bà vẫn lên sân khấu biểu diễn trong những dịp đặc biệt cũng như dạy học trò cho "đỡ quên nghề".
NSND Đặng Thái Sơn từng tiết lộ ông rất sợ khi mẹ dạy học tại nhà. Đặc biệt, bà hiếm khi dành lời khen cho những đứa con của mình. Sự nghiêm khắc của bà đã giúp Đặng Thái Sơn tự rèn tính kỷ luật cho mình. Sau này, NSND Đặng Thái Sơn vẫn làm theo một số nguyên tắc của mẹ, đó là sự kỷ luật, đúng giờ và luôn dành trọn tình yêu cho âm nhạc.
Vào cuối triều đại nhà Thanh, công nghệ hiện đại của phương Tây đã ít nhiều được du nhập vào Trung Quốc. Nhờ có những thiết bị hiện đại như máy ảnh, cuộc sống của người dân cũng như những bậc quyền quý đều được ghi lại một cách chân thực.
Mặc dù vào thời điểm đó những bức ảnh được ghi lại hoàn toàn chỉ có hai màu trắng đen nhưng bằng công nghệ hiện đại thời nay, không ít những bức ảnh cũ về cuối triều đại nhà Thanh đã được phục chế bằng màu sắc sắc nét, qua đó thể hiện rõ rệt hơn không khí của thời kỳ trước đó.