Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCM, BVH, CTR, OCB, MSN, SHB, TCB, VPB, VJC và VNM.
Các cổ phiếu nóng được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: BCM, BVH, CTR, OCB, MSN, SHB, TCB, VPB, VJC và VNM.
Đầu tư chứng khoán khác với gửi tiết kiệm ở chỗ chứng khoán có rủi ro cao hơn. Khi gửi tiết kiệm, ngân hàng cam kết bạn sẽ có lãi. Khi đầu tư chứng khoán, bạn chưa chắc nhận được lãi và có thể mất vốn. Vì thế, kĩ năng quản lý rủi ro là rất cần thiết cho 1 nhà đầu tư giỏi.
Khi đầu tư chứng khoán thì không nên chỉ chăm chăm nghĩ đến lợi nhuận, vì đi cùng với lợi nhuận sẽ có rủi ro. Khả năng chịu rủi ro của bạn là bao nhiêu? Có nhiều cách xác định, còn được gọi là lược đồ rủi ro, dựa theo các yếu tố như sau:
Trước khi bắt tay vào đầu tư, bạn nên xác định lược đồ rủi ro của mình. Khả năng chịu rủi ro sẽ quyết định đến danh mục đầu tư của bạn.
Đầu tư chứng khoán khác với đầu tư nhà đất ở chỗ bạn không cần phải có thật nhiều tiền.
Với một số ứng dụng chứng khoán hiện nay, bạn có thể bắt tay vào đầu tư với số tiền chỉ mấy trăm ngàn đồng. Với vài triệu đồng, bạn cũng có thể mua được một số sản phẩm cho nhà đầu tư không chuyên trên thị trường chứng khoán.
Tuy số vốn đầu tư có thể nhỏ, nhưng đó nên là số tiền nhàn rỗi. Đây là số tiền bạn tạm thời không cần xài đến trong khoảng thời gian đầu tư (tốt nhất là từ 1 năm trở lên để tối ưu hóa chi phí đầu tư). Khi còn tập tành đầu tư thì không nên đầu tư với nguồn vốn ngắn hạn, tạm thời, ví dụ như đi vay từ ngân hàng hoặc vay margin từ công ty chứng khoán. Nếu diễn biến thị trường không như kỳ vọng, bạn sẽ khó thoát hàng, và các khoản vay phải trả lãi sẽ gây áp lực khiến bạn có những quyết định sai lầm.
Đầu tư chứng khoán tuy cần bỏ nhiều công sức học hỏi, nhưng là một kĩ năng cực kì hữu ích, vì những lý do sau:
Các sản phẩm như trái phiếu hay quỹ mở đáp ứng được một phần nhu cầu tích lũy một khoản thu nhập thụ động. Bạn không cần phải có thật nhiều tiền mới có thể đầu tư – mua một lô đơn vị quỹ mở với một công ty uy tín chỉ cần mấy trăm đến mấy triệu đồng.
Chứng khoán là kênh tài chính rất phù hợp cho những ai có thu nhập khá ổn định nhưng chưa đủ tiền để đầu tư vào bất động sản.
Có thể bạn để hết tiền vào tiết kiệm, hay gom góp tất cả để mua một bất động sản mà chưa biết có lời hay không.
Các bài học đầu tư lành mạnh như đa dạng hóa và quản lý rủi ro rất có ích trong việc quản lý tài chính cá nhân nói chung. Từ đầu tư, bạn hiểu được khả năng chịu rủi ro của mình, và có thể sẽ nhận ra rằng mình cần điều chỉnh lại phân bổ tiền bạc, để tránh những chuyện không may khó lường trước được.
Khi đầu tư thì ít nhiều cũng phải hiểu về tài chính kinh tế - hiểu tại sao thị trường lúc thì đi lên, lúc thì đi xuống, nhận ra được tầm ảnh hưởng của một số tập đoàn lớn có độ bao phủ khắp nơi trong xã hội.
Đây là một quá trình học hỏi liên tục. Bạn sẽ không chỉ tích lũy tài chính, mà còn tích lũy trải nghiệm, kiến thức để áp dụng vào các quyết định quan trọng trong cuộc đời.
Đa dạng hóa là một khái niệm giúp cho bạn phòng vệ trước những rủi ro trong đầu tư, nhất là khi bạn có định hướng đầu tư chứng khoán lâu dài để tích lũy cho tương lai sau này.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư đơn giản là bạn nên phân bổ tiền vào :
Vì không ai đoán trước được tương lai, nhất là khi bạn mới chân ướt chân ráo vào cuộc. Đa dạng hóa đầu tư giúp cho bạn trải đều độ rủi ro khắp các lĩnh vực đầu tư, để nếu lĩnh vực này có sụt giảm, và lĩnh vực kia tăng trưởng, thì tổng danh mục của bạn cũng không bị ảnh hưởng quá nhiều.
Đa dạng hóa với tỷ lệ như thế nào?
Tỷ lệ tùy vào khả năng chịu rủi ro của bạn. Nếu tính rủi ro thấp, thì danh mục của bạn nên có nhiều trái phiếu hơn cổ phiếu hoặc nhiều cổ phiếu mang tính chất phòng thủ. Còn nếu bạn chịu được rủi ro cao hơn, thì có thể thử vận may bằng cách bỏ nhiều tiền hơn vào cổ phiếu trong các ngành trên đà phát triển mạnh.
Thị trường chứng khoán hoạt động bằng cách cho phép các nhà đầu tư mua và bán cổ phiếu đã được niêm yết trên sàn giao dịch, thông qua trực tuyến và các nhà môi giới được cấp phép.
Như vậy, muốn đầu tư chứng khoán thì đầu tiên bạn cần tìm một nhà môi giới được cấp phép. Đây là danh sách 81 công ty môi giới được cấp phép, do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố năm 2022.
Trong danh sách này, có một số nhà môi giới được các các ngân hàng lớn (như Agribank, VPBank, v..v…) lập ra, và một số nhà môi giới uy tín khác như VNDirect, SSI, v..v…
Cẩn thận khi giao dịch với công ty môi giới chưa được cấp phép vì sẽ có nhiều rủi ro về pháp lý và có thể bị lừa đảo. Một số công ty chứng khoán hiện nay chưa được cấp phép tuy có rất nhiều hoạt động quảng bá truyền thông. Trước khi tạo tài khoản với những đơn vị này, bạn nên tìm hiểu kỹ để đảm bảo quyền lợi của mình được pháp luật bảo vệ.
Sau khi chọn được nhà môi giới được cấp phép, bạn phải tạo tài khoản trực tuyến trên nền tảng của công ty đã chọn. Nền tảng này có thể là app di động hoặc trên máy tính. Bạn nên chọn ứng dụng có giao diện trực quan, dễ sử dụng, nhiều tính năng hỗ trợ.
Sau khi có tài khoản giao dịch chứng khoán, bạn đã có thể bắt đầu tham gia đầu tư chứng khoán.
Đầu tư chứng khoán tuy yêu cầu có hiểu biết, trình độ, và tâm lý vững vàng, nhưng đây không còn là sân chơi dành riêng cho các chuyên gia. Nhờ phát triển công nghệ thông tin và tăng trưởng kinh tế, ai cũng có thể tham gia đầu tư chứng khoán. Quy tắc cốt lõi trong đầu tư chứng khoán là quản lý rủi ro bằng cách đa dạng hóa danh mục và giữ vững mục tiêu. Nhớ kỹ để có thể trở thành nhà đầu tư vững tay nhé!
Hiện nay Prudential có những sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, vừa bảo vệ tài chính trước những rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn vừa cung cấp cơ hội đầu tư, tích lũy. Những sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư bạn có thể tham khảo như:
PRU-ĐẦU TƯ LINH HOẠT: Mang đến nguồn hỗ trợ tài chính, giúp gia đình vững vàng vượt qua khó khăn khi người trụ cột không may Tử vong hoặc Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn và cơ hội gia tăng tài sản với 6 Quỹ PRUlink.
PRU-CHỦ ĐỘNG CUỘC SỐNG: Bảo vệ tài chính trước rủi ro tử vong hoặc thương tật toàn bộ và vĩnh viễn. Bên mua còn được hưởng lãi suất đầu tư từ Quỹ Liên kết chung do Prudential công bố nhưng không thấp hơn mức lãi suất cam kết trong suốt Thời hạn hợp đồng.
(ĐTCK) Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex, mã chứng khoán GIL) ghi nhận lỗ lớn trong hoạt động kinh doanh cốt lõi quý III/2022, do gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ Amazon đột ngột thu hẹp các đơn đặt hàng.
Theo Bloomberg, Gilimex đã khởi kiện Amazon ra tòa án Tòa án tối cao New York (Mỹ), yêu cầu bồi thường thiệt hại 280 triệu USD (hơn 6.580 tỷ đồng).
Nhà sản xuất của Việt Nam cáo buộc Amazon vi phạm cam kết mà hai bên đã thoả thuận, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh. Cụ thể, từ tháng 5/2022, Amazon chấm dứt thỏa thuận hợp tác, thu hẹp các đơn đặt hàng, khiến Công ty gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.
Gilimex yêu cầu bồi thường thiệt hại để bù đắp chi phí, bao gồm chi phí cho các thùng chứa mà Công ty đã sản xuất, nguyên liệu thô đã mua và các khoản đầu tư vào các cơ sở sản xuất.
Là đối tác chính của Amazon kể từ năm 2014, Gilimex đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất để xây dựng kho chứa bằng thép và vải dùng chứa hàng hóa trong kho của Amazon. Những kho chứa này được vận chuyển bởi robot, giúp tăng tốc độ hoàn thành các đơn đặt hàng trực tuyến, giúp công nhân không phải đi bộ quanh nhà kho rộng lớn. Gilimex đã tuyển dụng hơn 7.000 nhân viên tại nhiều nhà máy để sản xuất hơn 1 triệu đơn vị lưu trữ hàng năm.
Tình hình kinh doanh của Gilimex rất tốt sau khi hợp tác với Amazon, doanh thu trung bình tăng trên 20%/năm. Năm 2021 là năm bùng nổ của thương mại điện tử nên cả Amazon và Gilimex đều hưởng lợi lớn. Tổng giá trị đơn đặt hàng của Amazon với Gilimex đạt 146,6 triệu USD, giúp doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục. Do doanh thu bán hàng cho Amazon chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 85%, nên khi gã khổng lồ thương mại điện tử của Mỹ giảm nhu cầu đột ngột, Gilimex lập tức ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc.
Tình hình kinh doanh của Gilimex tăng mạnh sau khi làm đối tác với Amazon (Đơn vị: tỷ đồng). Nguồn: Báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính cho thấy, trong quý III/2022, doanh thu và lợi nhuận gộp của Gilimex chỉ đạt hơn 213 tỷ đồng và 21 tỷ đồng, lần lượt giảm 66% và 78% so với cùng kỳ năm 2021. Xét riêng hoạt động kinh doanh cốt lõi, Công ty lỗ gần 124 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 lãi hơn 6 tỷ đồng.
Mặc dù vậy, Gilimex có lợi nhuận sau thuế 128,21, tăng 598,7% so với cùng kỳ năm trước, nhờ doanh thu tài chính tăng đột biến, chủ yếu do lãi thanh lý khoản đầu tư vào công ty liên kết (200,9 tỷ đồng).
Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán DSC, Amazon đã gia hạn hợp đồng với Gilimex từ tháng 7/2022, song giá trị và lượng đơn hàng có xu hướng giảm trong 2 quý cuối năm.
Tính đến cuối quý III/2022, Gilimex có hàng tồn kho gần 1.278 tỷ đồng, tăng 70,5% so với đầu năm, trong đó, giá trị thành phẩm tồn kho tăng từ 164 tỷ đồng lên hơn 560 tỷ đồng.
Ngay khi có thông tin về vụ kiện, giá cổ phiếu GIL liên tiếp giảm sàn trong 2 phiên giao dịch cuối tuần qua (15 - 16/12/2022), xuống 24.450 đồng/cổ phiếu. Trước đó, giá cổ phiếu này đạt hơn 82.000 đồng/cổ phiếu vào giữa tháng 4/2022, tăng hơn 60% sau 1 năm và tăng gấp 8 lần sau 2 năm.
Một đối tác gia công cho Gilimex là Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (mã chứng khoán GMC) bị “vạ lây” khi doanh thu quý III/2022 giảm còn 11 tỷ đồng và lỗ 10,9 tỷ đồng, trong khi quý II trước đó đạt 125 tỷ đồng doanh thu và lãi 12,2 tỷ đồng.
Về phía Amazon, hãng này hiện chưa lên tiếng về vụ kiện. Trong giai đoạn cuối năm 2019 đến cuối năm 2021, hãng này đã tuyển dụng hơn 800.000 lao động, nhằm đáp ứng các đơn hàng online tăng vọt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát. Tính đến cuối tháng 9/2022, Amazon có khoảng 1,5 triệu lao động trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, tình hình kinh tế năm 2022 không như dự kiến khiến hoạt động đầu tư ồ ạt, tuyển dụng hàng loạt của Amazon trở thành gánh nặng. Trong 9 tháng đầu năm 2022, Amazon lỗ ròng 3 tỷ USD, trong khi năm 2021 lãi 33 tỷ USD, năm 2020 lãi 21 tỷ USD.